CẨM NANG VỀ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CỦA WIRTGEN GROUP - PHẦN 2
Ở phần 2 của Cẩm nang về công nghệ tái chế của Wirtgen Group, chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc các kiểu quy trình tái chế nguội và giới thiệu trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc, đặc biệt là các máy móc Wirtgen. Ngoài ra, còn nêu rõ các lợi ích do sử dụng quy trình này và các yếu tố chính tác động đến tính thích hợp của quy trình tái chế nguội đối với dự án bất kỳ. Mời các bạn theo dõi!
NỘI DUNG CẨM NANG TÁI CHẾ CỦA WIRTGEN GROUP
Cẩm nang về tái chế của Wirtgen Group được chúng tôi chia thành 6 phần, ứng với 6 vấn đề quan trọng mà các chủ đầu tư và người vận hành thiết bị cần nắm vững trong quy trình tái chế mặt đường. Các bạn có thể click chọn từng phần bên dưới để xem chi tiết hơn.
PHẦN 1 | PHẦN 2 |
PHẦN 3 | PHẦN 4 |
PHẦN 5 | PHẦN 6 |
TÓM TẮT NỘI DUNG
1 | Quy trình tái chế nguội và lợi ích mang lại | 2 | Tái chế tại chỗ |
3 | Các ứng dụng tái chế nguội | 4 | Các loại máy tái chế Wirtgen |
5 | Các trang thiết bị phụ |
1. QUY TRÌNH TÁI CHẾ NGUỘI VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI
Tái chế nguội có thể đạt được “tại nhà máy” bằng cách chuyển tải vật liệu lấy lên từ con đường hiện hữu đưa về trạm trung tâm, tại đó vật liệu được nạp vào dây chuyền xử lý. Chẳng hạn máy nghiền trộn liên hợp hoặc “tại chỗ” sử dụng máy tái chế. Quy trình “tại nhà máy” nói chung có chi phí và khối vật liệu cao hơn, chủ yếu do chi phí chuyên chở, còn xử lý “tại chỗ” không tốn chi phí này. Tuy nhiên, cả hai phương pháp tái chế đều có các ứng dụng riêng trong công nghiệp xây dựng và sự lựa chọn tùy theo các yếu tố:
- Kiểu công trình xây dựng. Xử lý tại nhà máy thường được xem xét khi vật liệu tái chế được dùng trong xây dựng lớp mặt đường mới, chẳng hạn tăng bền hoặc gia cố mặt đường hiện hữu.
- Vật liệu tại chỗ (còn được gọi là “vật liệu tại hiện trường”) của mặt đường hiện hữu được tái chế. Đối với vật liệu từ các lớp trên của mặt đường hiện hữu sẽ được tái chế, tính không đồng nhất và/hoặc điều kiện của vật liệu tái chế đôi khi đòi hỏi xử lý bổ sung ( chẳng hạn nghiền, phân loại kích cỡ phần nhựa asphalt thô tại hiện trường).
Tái chế tại chỗ được ưa chuộng do sử dụng các máy móc tái chế lớn và mạnh, có thể phục hồi mặt đường với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Và, nếu xét đến sự xuống cấp của hệ thống đường xá trên thế giới, sự phục hồi mặt đường hiện hữu có nhu cầu lớn hơn nhiều so với xây dựng các đường mới. Do đó, sự tái chế tại chỗ đã được chấp nhận ở nhiều quốc gia, được sử dụng rộng rãi để hồi phục mặt đường. Tài liệu này sẽ tập trung vào quy trình tái chế mặt đường tại chỗ.
Một số lợi ích của tái chế nguội khi hồi phục mặt đường, bao gồm:
- Các yếu tố môi trường: tận dụng toàn bộ vật liệu từ mặt đường hiện hữu, không gây hại môi trường, Không cần cung cấp thêm đất nền và đá cấp phối sử dụng vật liệu mới ở mức tối thiểu. Lượng chuyên chở giảm đến mức thấp nhất. Tiêu thụ năng lượng giảm đáng kể, cũng như ảnh hưởng hư hại đến các con đường khác khi giảm xe tải chở vật liệu.
- Chất lượng lớp tái chế: toàn toàn có thể đạt được sự phối trộn vật liệu tại chỗ một cách đồng đều và chất lượng cao với nước và vật liệu hay phụ gia cần gia cố. Sự bổ sung các thành phần vật liệu cần gia cố rất chính xác do hệ thống bơm được điều khiển bằng bộ vi xử lý. Vật liệu tái chế và các phụ gia được phối trộn hoàn hảo trong buồng trộn.
- Tính toàn vẹn kết cấu: quy trình xử lý nguội tạo ra các lớp liên kết dày, đồng nhất và không chứa các lớp biên yếu giữa các lớp mặt đường mỏng không cần tưới nhựa bám dính.
2. TÁI CHẾ TẠI CHỖ
Xử lý tại chỗ luôn luôn là tùy chọn cần xem xét khi có thể áp dụng quy trình tái chế, đặc biệt khi yêu cầu phối trộn vật liệu tái chế với vật liệu mới, và khi xử lý với nhựa bitum dạng bọt. Các ưu thế chính của tái chế tại nhà máy so với phối trộn tại chỗ bao gồm:
- Kiểm soát vật liệu nhập. Tái chế tại chỗ khó kiểm soát hơn đối với vật liệu lấy lên từ mặt đường hiện hữu, sản phẩm chỉ có thể nhận được bằng cách phối trộn các thành phần khác nhau sử dụng trạm trộn tại chỗ. Vật liệu nhập có thể được lưu trong kho và kiểm nghiệm trước khi phối trộn, nhập theo đúng tỷ lệ yêu cầu.
- Chất lượng phối trộn. Có thể thực hiện các thay đổi cho nguyên công phối trộn trong máy để thay đổi thời gian vật liệu ở trong buồng trộn, do đó thay đổi chất lượng trộn.
- Các khả năng lưu trữ, bảo quản. Đặc biệt với vật liệu được xử lý bằng nhựa bitum bọt, sản phẩm sau khi phối trộn có thể được bảo quản trong kho và sử dụng khi cần thiết, do đó không lệ thuộc vào địa điểm và quy trình phối trộn.
Các máy móc tái chế đã phát triển qua nhiều năm, từ các máy cào bóc và máy gia cố nền đất đến các máy cào bóc và tái chế chuyên biệt ngày nay. Chúng được thiết kế đặc biệt để có khả năng xử lý các lớp mặt đường dày chỉ trong một chu kỳ, các máy tái chế hiện đại có xu hướng ngày càng mạnh, lắp trên bánh xích hoặc trên bánh lốp.
Bộ phận chính của thiết bị tái chế là trống cào bóc và rotor nghiền và trộn được trang bị nhiều dao cắt đặc biệt. Rotor (trống) quay về phía trước, nghiền vật liệu từ mặt đường hiện hữu.
Quy trình tái chế
Khi máy chuyển động về phía trước với trống quay, nước từ thùng chứa nối với máy sẽ đi qua ống mềm và phun vào buồng trộn của máy. Tốc độ cấp nước được định lượng chính xác thông qua bộ vi xử lý điều khiển hệ thống bơm và trống quay phối trộn nước đồng đều với vật liệu tái chế để đạt được hàm lượng ẩm cần thiết cho độ nén chặt cao. Dung môi hay Lưu chất với các vật liệu hay phụ gia cần gia cố, chẳng hạn vữa cement / nước hoặc nhũ bitum, riêng rẽ hoặc phối hợp, cũng có thể được đưa trực tiếp vào buồng trộn theo cách thức tương tự.
Ngoài ra, bitum bọt có thể được phun vào buồng trộn thông qua bộ thanh phun và vòi phun riêng được thiết kế đặc biệt. Các tác nhân hay vật liệu gia cố ổn định hóa dạng bột, chẳng hạn vôi hydrate hóa, thường được phun lên bề mặt đường hiện hữu phía trước máy tái chế. Máy đi qua lớp vôi bột này,trộn đều với cốt liệu hiện hữu đã cào và đánh tơi lên đồng thời nước phun đều lên cả vật liệu, tất cả chỉ trong một chu kỳ đơn nguyên công.
Cụm máy tái chế có thể có cấu hình hơi khác, tùy thuộc vào ứng dụng tái chế và loại phụ gia để gia cố nền. Tùy từng trường hợp thiết kế khác nhau, mà máy tái chế hoạt động như đầu máy xe lửa, đẩy hoặc kéo các trang thiết bị được nối kết, bằng các thanh đẩy hoặc kéo.
Cụm máy tái chế sử dụng vữa cement trên series WR
Cụm máy trên (series WR) được sử dụng khi vật liệu tái chế được gia cố bằng xe cấp vữa cement. Tỷ lệ theo yêu cầu cần cung cấp của cement và nước được định lượng một cách chính xác trước khi được trộn để tạo thành vữa, sau đó được bơm vào máy tái chế qua ống mềm và phun vào buồng nghiền. Hoặc, cement có thể được phun lên mặt đường hiện hữu dưới dạng bột phía trước máy tái chế và xe cấp nước theo sau phun nưới vào để trộn vữa.
Máy tái chế Wirtgen WR 240 tu sửa đoạn đường trên quốc lộ 30, thuộc tỉnh Đồng Tháp
Vật liệu sau khi cào bóc và nghiền đều trong buồng trộn và đi ra từ máy tái chế, được đầm nén sơ bộ bằng xe lu rung để đạt được mật độ đồng đều trong toàn bộ vật liệu được tái chế. Vật liệu này, sau đó được làm phẳng bằng máy san phẳng , trước khi đầm nén hoàn tất bằng cách dùng cả máy lu rung và máy bánh lốp.
Khi sử dụng bitum nhũ hoặc bọt với vữa cement, cụm máy tương tự có bồn cung cấp bitum khối được đẩy phía trước máy trộn vữa. Trong trường hợp cement được rải dưới dạng bột trên mặt đường trước sau đó cụm máy cào bóc tái chế sẽ làm việc theo sau, bồn bitum được nối ghép trực tiếp vào máy tái chế và bồn nước được đẩy phía trước cụm máy. Khi cụm máy tái chế là dàn máy kết hợp với máy trãi lớp mặt trên cùng (như máy trải bê tông nhựa).
Cụm máy tái chế 2200 CR sử dụng vữa cement và vật liệu gia cố bằng bitum
Máy tái chế Wirtgen 2200 CR
3. CÁC ỨNG DỤNG TÁI CHẾ NGUỘI
Tái chế nguội là quy trình tạo nhiều lớp mặt có thể thỏa nhiều yêu cầu về bảo dưỡng và phục hồi đường xá, cơ sở hạ tầng. Tùy theo vật liệu tái chế có dùng dung môi tác nhân ổn định hóa gia cố hay không (vật liệu gia cố nền), vật liệu có thể chia quy trình tái chế nguội thành hai loại.
Mỗi loại (có hoặc không có tác nhân liên kết) tái chế nguội có thể phân chia theo theo kiểu xử lý vật liệu tái chế. Hệ thống phân loại này trong nhiều tài liệu có nghĩa là Recycled Asphalt Pavement - Xử lý tái chế nền đường bê tông nhựa, thuật ngữ được dùng rộng rãi trên thế giới.
Các loại vật liệu tái chế được nêu trên hình dưới đây, tái chế 100% RAP - nền đường bê tông nhựa, dạng hạt và gia cố xử lý bê tông nhựa - RAP, cải thiện cơ tính.
Các loại tái chế
Tái chế 100% RAP
Nhóm xử lý này chỉ tái chế vật liệu bê tông nhựa nóng - RAP và yêu cầu xem xét các yếu tố sau:
- Bản chất và thành phần mặt đường hiện hữu (kiểu hỗn hợp asphalt, cỡ hạt, hàm lượng chất kết dính, thời hạn sử dụng,…).
- Kiểu và nguyên nhân xuống cấp (rạn nứt, biến dạng,…).
- Mức độ xuống cấp (chỉ trên mặt đường, tạo thành các vệt sâu,…).
- Mục đích hồi phục (ví dụ: khôi phục tính toàn vẹn cấu trúc).
Có hai công nghệ có thể áp dụng để tái chế vật liệu 100% bê tông nhựa RAP:
- Xây dựng lớp asphalt trộn - nguội bằng cách bổ sung nhũ bitum làm chất trẻ hóa cho lớp tái chế tương đối mỏng (không quá 100 mm).
- Ổn định hóa, tái chế bê tông nhựa RAP với cement, nhũ bitum hoặc bitum bọt cho lớp sâu (thường dày hơn 100 mm).
Tái chế vật liệu 100% RAP - bê tông nhựa đường dưới dạng asphalt trộn nguội đòi hỏi bổ sung bitum dưới dạng nhũ. Điều này về cơ bản là quy trình làm mới hoặc trẻ hóa. Tuy nhiên, sự bổ sung chất kết dính vào hỗn hợp asphalt hiện hữu mà không điều chỉnh các tính chất thể tích của vật liệu tái chế, đòi hỏi thiết kế rất cẩn thận.
Cấp hạt của lớp tái chế sẽ khác với asphalt gốc, ngoài ra, phần đá dăm mịn thường dính vào vật liệu tái chế. Điều này thường có nghĩa là phải bổ sung đá dăm mịn trong khi tái chế. Khi 100% vật liệu RAP được tái chế với vật liệu gia cố hay phụ gia cần gia cố , tính chất của sản phẩm khác với quy trình làm mới (trẻ hóa).
Lớp bề mặt hiệu quả thường được yêu cầu trên đỉnh lớp tái chế để đạt được các tính chất chuyên biệt, chẳng hạn tính chống trượt và chất lượng mặt đường. Đối với các đường có mật độ lưu thông không cao, bề mặt này có thể là lớp asphalt trộn nóng mỏng (dưới 40 mm). Khi cần nâng cấp mặt đường, đáp ứng mật độ lưu thông cao, cần có lớp asphalt nền bổ sung cho asphalt bề mặt.
Ổn định hóa cốt liệu cấp phối đường bê tong nhựa /RAP - Gia cố tái chế nền
Loại tái chế này thường được thực hiện để xử lý các kết cấu đường bị xuống cấp với các lớp nền base đá sỏi và cả các lớp bề mặt tương đối mỏng asphalt hoặc lớp seals khác. Sự xuống cấp mặt đường thường có dạng các lớp asphalt bị rạn nứt nghiêm trọng, các lớp đá sỏi bị biến dạng và xói mòn. Mục đích bổ sung tác nhân ổn định hóa trong khi tái chế là hồi phục tính toàn vẹn kết cấu bằng cách cải thiện các tính chất kỹ thuật của vật liệu tái chế đồng thời đạt được chất lượng mặt đường theo yêu cầu.
Ổn định hóa hạt / RAP có thể thực hiện bằng cách tái chế theo các chiều sâu khác nhau, thường trong khoảng 150 - 250 mm. Nếu cần gia cường cho kết cấu để đáp ứng các yêu cầu lưu thông, có thể tăng chiều sâu tái chế, do đó tăng chiều dày lớp mới tái chế . Tuy nhiên, để áp dụng điều này cần có đủ chiều sâu vật liệu tự nhiên chất lượng tốt trong phần đường hiện hữu. Các mặt đường xuống cấp, kể cả các lớp đã được ổn định hóa tái chế lần trước đó. Chẳng hạn với vôi hydrate hoặc cement đều có thể tái xử lý.
Nếu có các hạn chế về tài chính hoặc sự xuống cấp mặt đường chỉ ở mức các lớp trên, có thể giảm chiều sâu tái chế. Đây luôn luôn là sự cải thiện rõ rệt về chất lượng mặt đường sau khi ổn định hóa. Điều này được hỗ trợ bằng lớp nhựa mặt asphalt phía trên lớp tái chế. Nước được giới hạn thấm vào các lớp bên dưới thông qua quy trình tái chế gia cố nền cũng kéo dài tuổi thọ của mặt đường sau khi tái chế.
Trong nhóm tái chế này còn có quy trình nâng cấp đường cấp phối đá dăm.Việc nâng cấp loại đường này lên chuẩn đường nhựa thường được thực hiện vì:
- Các lý do kinh tế. Chi phí bảo dưỡng cao thường liên quan với mật độ lưu thông cao.
- Các lý do môi trường. Hàng năm, lớp đá trên mặt đường cấp phối thường bị tổn thất khoảng 25 - 35 mm, đòi hỏi thường xuyên duy tu, bảo dưỡng tái lập mặt đường. Ngoài ra, sự phát sinh bụi từ mặt đường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Các lý do chiến lược. Lái xe an toàn trên mặt đường ẩm ướt hoặc các nhu cầu chính trị cần thiết.
Tái chế đường cấp phối đá dăm hiện hữu thường được thực hiện cùng với việc bổ sung các vật liệu tái chế. Sự ổn định hóa với nhũ bitum hoặc bitum bọt thường được thực hiện đến chiều sâu tái chế khoảng 125 - 150 mm và thảm với lớp bê tông nhựa mặt mỏng, như chip seal hay seal tạo nhám. Sự ổn định hóa với cement hoặc vôi hydrate đòi hỏi chiều sâu tái chế đến 150 - 250 mm để đạt được sản phẩm tương tự về tuổi thọ kết cấu nhưng không bằng bitum bọt.
Một ứng dụng bổ sung thuộc nhóm này là cải thiện vật liệu dẻo bằng cách tái chế với vôi hydrate. Trong quá trình tái chế, chỉ cung cấp lượng vôi vừa đủ để cải thiện (khử) tính dẻo và do đó không được coi là quá trình ổn định hóa do sự bổ sung vôi không làm tăng thêm độ bền (dù trong thời gian dài, độ bền có thể tăng nhưng không đáng kể).
Cào bóc tái chế
Không phải lúc nào cũng cần bổ sung tác nhân hay phụ gia khi tái chế mặt đường hiện hữu có các lớp asphalt dày. Các lớp này với bề mặt bị rạn nứt nhiều, thường là đối tượng xử lý của quy trình nghiền toàn bộ chiều dày asphalt và đầm ép chặt để tạo ra vật liệu kiểu “hạt tái cấu trúc”. Thảm lớp bê tông nhựa asphalt và các lớp nhựa mặt phía trên lớp tái cấu trúc để đạt được kết cấu mặt đường cân bằng.
Các mặt đường tích hợp lớp nền được gia cố bằng cement đã xuống cấp cũng có thể được xử lý một cách hiệu quả bằng quy trình nghiền. Các lớp liên kết bị xuống cấp thường có các vệt nứt chạy dài. Cào bóc tái chế loại cốt liệu cần gia cố này sẽ loại bỏ khả năng xảy ra tái rạn nứt.
Tái chế
Các mặt đường cấp phối thường được nâng cấp lên tiêu chuẩn đường nhựa không bổ sung các tác nhân ổn định hóa, vẫn có thể tái gia công và tái đầm nén vật liệu trên mặt đường hiện hữu để đạt tính đồng nhất trước khi đặt thảm lớp nhựa mới lên trên mặt. Tuy không sử dụng chất liên kết, nhưng vẫn phải phun nước cho vật liệu tại hiện trường trong khi tái chế để có thể đạt được độ nén chặt tối ưu.
Cũng có thể áp dụng quy trình tái gia công cho các con đường mới được xây dựng từ vật liệu tại chỗ. Nếu đủ lớp đá nền hiện hữu, quy trình tái chế sẽ rất hiệu quả,thay cho các phương pháp truyền thống xây dựng mới toàn bộ. Phương pháp này cho phép đạt được lớp nền đồng nhất với các tính chất rất ổn định.
Cải thiện cơ học
Nghiên cứu mặt đường đôi khi cho thấy nguyên nhân hư hỏng hoặc xuống cấp kết cấu là do phân loại vật liệu hạt ở lớp cấu trúc phía trên không chuẩn. Trong những trường hợp này, có thể hiệu chỉnh thành phần và cấp hạt bằng cách trộn với phần còn thiếu, rải đều trên mặt trước khi tái xử lý. Hàm lượng ẩm được điều chỉnh trong khi tái chế để cung cấp các điều kiện tối ưu cho độ chặt của vật liệu tái chế.
Cải thiện cơ học còn có thể được sử dụng trong xử lý vật liệu với độ dẻo quá cao (chẳng hạn đất sét).Trong một số trường hợp, có thể xử lý vật liệu sét tại chỗ bằng cách phối trộn với cát không dính để giảm độ dẻo hiệu dụng. Khi áp dụng kỹ thuật này phải đặc biệt chú ý, sự tách cơ học các hạt dẻo phải không làm giảm sự kết dính và hiệu suất có thể sẽ không được cải thiện, trừ khi cỡ hạt cát tương thích với bản chất và cỡ hạt vật liệu kết dính.
4. CÁC MÁY TÁI CHẾ NGUỘI CỦA WIRTGEN
Một số loại máy tái chế làm nên thương hiệu Wirtgen
Các máy móc tái chế nguội Wirtgen có đủ khả năng thực hiện mọi dự án tái chế nguội. Từ các model phù hợp cho các công trình cỡ vừa và nhỏ, đến các công trình lớn và các xa lộ cao tốc. Từng máy dều có lĩnh vực ứng dụng riêng.
Máy tái chế Wirtgen WR 200
Máy tái chế Wirtgen WR 240
Ứng dụng rộng rãi nhất của các máy này là tái chế mặt đường hiện hữu, thường gồm các lớp Bê tong nhựa Asphalt phía trên và lớp base bên dưới phần vật liệu cấp phối hiện hữu liên kết hoặc không liên kết phía dưới . Được trang bị hai hệ thống bơm điều khiển bằng bộ vi xử lý và hai thanh phun, các máy này là loại máy cào bóc tái chế năng suất cao có khả năng áp dụng với mọi phụ gia cần gia cố (Các phụ gia,cấp phối khi gia cố tái chế nền đường).
Điều khiển vi xử lý cho các hệ thống phun trên máy Wirtgen WR 2500
Ngoài ra, các bánh lốp lớn cùng với bộ truyền động 4 bánh cho phép các máy này ồn định nền đất dẻo từ nhẹ đến rất nặng. Sự tái chế gia cố ổn định hóa đất thường được thực hiện trong lớp dưới của cấu trúc nền đường, có chi phí và thời gian thấp hơn các phương pháp xử lý đất nền khác.
Các máy này còn có thể được dùng để đập vỡ đá mềm, chẳng hạn đá vôi hoặc đá phiến. Các vật liệu này có thể từ lớp đá vôi rải trước hay từ lớp nền dưới dày đến 500 mm đươc cày xới và bóc lên, nghiền và phân loại theo cấp hạt phù hợp với máy tái chế trước khi được đầm nén chặt. Hệ thống cấp nước là lý tưởng để tăng độ ẩm nhằm đạt được độ chặt tối đa cho các lớp nền.
WR 2500 SK là phiên bản mở rộng của WR 2500 S với thiết bị rải đá vôi/cement tích hợp lắp ngay phía trước buồng trống quay. Bộ này được dùng cho ứng dụng không bụi với các tác nhân,dung môi ổn định hóa dạng bột, tính năng ngày càng quan trọng đối với vấn đề bảo vệ môi trường . WR 2500 SK không chỉ ổn định hóa nền đất, mà còn được dùng cho các dự án tái chế mặt đường.
Cụm máy liên hợp: 2200 CR và WR 4200
2200 CR dựa trên máy cào bóc W2200, máy có năng suất cao. Khi lắp đầy đủ với hệ thống bơm / thanh phun, máy này rất hiệu quả đối với các dự án tái chế nguội, đặc biệt khi mặt đường hiện hữu có các lớp asphalt dày. Hơn nữa, 2200 CR thường được trang bị với cơ cấu trải bê tông nhựa, do đó loại bỏ nhu cầu san phẳng biên dạng lớp tái chế.
Máy tái chế Wirtgen 4200 CR lý tưởng cho các dự án tái chế lớn
Các tính năng của máy WR 4200 bao gồm:
- Chiều rộng làm việc đến 4.2 m, nghĩa là toàn bộ chiều rộng làn đường có thể được phục hồi chỉ trong một lần và không có đường nối dọc.
- Có thể điều chỉnh chiều rộng làm việc từ min 2.8 m đến max 4.2 m. Có thể thực hiện các điều chỉnh trong khi đang làm việc.
- Sự phối trộn được thực hiện trong máy trộn trục kép với dung tích 400 t/giờ, đạt chất lượng trộn tương đương các trạm trộn cố định.
- Cơ cấu thảm be tông để vật liệu sau khi tái chế theo biên dạng yêu cầu và được trang bị bộ dao chặt và đầm rung nén ép sơ bộ giống như máy thảm bê tông nhựa.
Máy tái chế có thể phối trộn vật liệu phục hồi từ chiều rộng cắt toàn phần. Vật liệu này được nghiền trong các trống nghiền chiều rộng biến thiên, được nâng lên và đưa vào thùng nghiền hai trục, hòa trộn với nước và các tác nhân ổn định hóa trước khi đổ lên mặt đường và dàn trải theo chiều rộng.
4. TRẠM PHỐI TRỘN TẠI NHÀ MÁY (TÁI CHẾ TẠI TRẠM)
Trạm phối trộn nguội KMA 200 được coi là trạm trộn năng suất cao, di động, và xác lập (đưa vào hoạt động) nhanh. Trạm bao gồm phễu cấp hỗn hợp, hệ thống bơm / thanh phun (để phun nước, nhũ bitum, và bitum bọt) và máy trộn hai trục với dung tích định mức 200 t/giờ.
Trạm phối trộn Wirtgen KMA 200
KMA 200 có thể được dùng để xử lý nhiều loại vật liệu làm đường, bao gồm:
- Vật liệu tái chế. RAP và các vật liệu khác lấy từ mặt đường cũ có thể được xử lý với cement, nhũ bitum, hoặc bitum bọt để xây dựng các lớp nền mới. Khi có yêu cầu, các loại đá bổ sung có thể được đồng thời phối trộn với vật liệu tái chế để cải thiện các tính chất kỹ thuật của chúng.
- Các thành phần mới có thể được phối trộn với các vật liệu và phụ gia gia cố (cement, vôi hydrate, nhũ bitum, bitum bọt,…) để tạo ra vật liệu chất lượng cao dùng cho các lớp nền mới. Ví dụ, đá nghiền có thể trộn với cement và nước để tạo thành bê tông trộn nghèo hoặc bê tông cán chặt.
- Tái sử dụng hỗn hợp cốt liệu hiện hữu có chứa nhựa đường. Nói chung, không được phép tái sử dụng loại vật liệu này trong quy trình phối trộn nóng, do khói carcinogenic độc hại phát sinh từ hydrocarbons. Ngoài ra, việc chôn lấp loại vật liệu này đòi hỏi chi phí cao do các vấn đề về môi trường. Quy trình tái chế nguội tại nhà máy là lý tưởng để phối trộn loại vật liệu này với sản phẩm bitum thích hợp, trong trạng thái nén chặt trong lớp nền đường, sẽ giữ lại các hydrocarbon độc hại một cách lâu dài.
Các sản phẩm nêu trên có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau, từ nền đường chịu tải nặng cho đến các con đường chỉ sử dụng lao động thủ công.
5. TRANG THIẾT BỊ PHỤ
Thiết bị trộn vữa cement WM 1000 thuộc nhóm sản phẩm tái chế nguội Wirtgen dùng cho ứng dụng cement. Máy có phễu cement 25 m khối và bồn nước 11 000 lít. Cement được định lượng chính xác bằng các load cells khi được chuyển qua gàu tải để trộn với lượng nước cần thiết để đạt được hàm lượng ẩm tối ưu cho vật liệu tái chế.
Công suất cực đại của máy là 1000 l/phút vữa cement, đủ cho hầu hết các dự án tái chế. Vữa được bơm trực tiếp qua thanh phun phía dưới lắp ở buồng nghiền và trộn của máy tái chế để phun vào vật liệu nghiền. Trong hầu hết các ứng dụng, WM 1000 được đặt ngay phía trước máy tái chế.
Trong phần 3 của Cẩm nang về Công nghệ tái chế của Wirtgen Group, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc về sự phục hồi của mặt đường. Mời các bạn theo dõi!
Tin liên quan
Từ khóa: cào bóc, tái chế nguội, máy tái chế, máy tái chế nóng, máy tái chế nguội, máy wirtgen, wirtgen group, máy cào bóc và tái chế, quy trình tái chế, quy trình tái chế nguội, nền đường, mặt đường, cấu trúc mặt đường