HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG BƠM BÊ TÔNG EVERDIGM - PHẦN 4

Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng bơm bê tông Everdigm được các chuyên gia của Vipec nghiên cứu, đúc kết từ các kinh nghiệm thực tế tại công trường, từ đó biên soạn thành sổ tay hướng dẫn. Nội dung hướng dẫn rất rộng và chi tiết, được trải dài theo từng hạng mục cụ thể. Vì vậy để tiện theo dõi cho bạn đọc, chúng tôi sẽ chia nội dung theo từng phần nhỏ. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách bảo dưỡng bơm bê tông Everdigm đúng cách. Mời các bạn theo dõi!

vận hành bơm bê tông an toàn

 

TÓM TẮT NỘI DUNG

 

1 Công tác kiểm tra hằng ngày 2 Lịch trình bảo dưỡng phần bơm bê tông
3 Lịch trình bảo dưỡng phần xe nền - xe cơ sở 4 Bảng dầu thủy lực, nhớt động cơ, mỡ bôi trơn
5 Một số khuyến cáo bảo dưỡng 6 Qui định chính sách bảo hành của hãng Everdigm

 

1. CÁC CÔNG TÁC KIỂM TRA HẰNG NGÀY

 

Bơm bê tông là một trong những thiết bị động vai trò chính trong công việc xây dựng tại công trường. Khối lượng công việc mà máy phải thực hiện mỗi ngày là rất lớn. Vì thế chúng cần được tiến hàng kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm duy trì hiệu suất ổn định. Dưới đây là các công tác kiểm tra bảo dưỡng bơm bê tông Everdigm hằng ngày.

 

- Kiểm tra, vệ sinh, thay nước làm mát xy lanh hút đẩy bê tông.

 

- Kiểm tra hệ thống bơm mỡ tự động đảm bảo vẫn còn hoạt động bình thường (khuyến cáo dùng mỡ số 1).

 

- Bơm mỡ bôi trơn bằng tay cho hệ thống phễu đến khi thấy mỡ ra tại ổ bạc của đầu van S, cánh khuấy (khuyến cáo dùng mỡ bôi trơn số 2).

 

- Bơm mỡ cho tất cả các vú mỡ trên cần (khuyến cáo dùng mỡ bôi trơn số 2).

 

- Đồng thời kiểm tra kết cấu cần nhằm phát hiện các vết nứt mối hàn để có biện pháp xử lý sớm.

 

- Kiểm tra mức và chất lượng nhớt thủy lực, nhớt động cơ. Vào mỗi buổi sáng, xả một lượng nhỏ nhớt thủy lực để xả cặn và nước lắng đọng.

 

- Kiểm tra tất cả áp trên đồng hồ đảm bảo bơm làm việc với áp suất tiêu chuẩn. Do đó, các đồng hồ áp không thể thiếu để đánh giá tình trạng hoạt động của bơm, nếu có hỏng hóc phải thay ngay.

 

- Vệ sinh thiết bị sau mỗi lần bơm tránh tình trạng bê tông bám kết dính trên các chi tiết, bộ phận của xe gây ra hư hỏng hay gây cản trở bảo dưỡng, sửa chữa.

 

2. LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG PHẦN BƠM BÊ TÔNG

 

Bộ phận

Việc làm Mỗi….giờ vận hành Các khoảng thời gian khác
Hàng ngày 50 100 250 500 1000

Tổng quát

Bôi trơn các vú mỡ           Hàng tuần
Kiểm tra trực quan tất cả các thiết bị an toàn              
Kiểm tra các khớp nối ren theo bảng mô men siết chặt             Như được yêu cầu
Kiểm tra các bu lông theo bảng             Như được yêu cầu
Kiểm tra chốt cần và chốt khóa, xy lanh thủy lực             Như được yêu cầu
Việc kiểm tra bởi các chuyên gia           Hàng năm
Kiểm tra trực quan các dây cáp điện            

Hệ thống thủy lực

Kiểm tra mực dầu thủy lực            
Xả nước ngưng tụ            
Kiểm tra trực quan các đường ống (Hư hỏng/Rò rỉ)            
Thay dầu thủy lực (sau khi phân tích dầu)            
Làm sạch cặn dầu ở đáy            
Kiểm tra độ kín của xi lanh thủy lực (trực quan)             Hàng tháng

Phin lọc lưu chất

Kiểm tra chỉ báo nhiễm bẩn trên các  phin lọc            
Thay lưới lọc cần             Như được yêu cầu
Thay lưới lọc gió             Như được yêu cầu
Thùng nước Kiểm tra mực nước            

Hộp số

Thay toàn bộ dầu của bộ chia tách            
Thay toàn bộ dầu của hộp số trộn            
Thay toàn bộ dầu của hộp số quay toa           Hàng năm
Xả nước ngưng tụ trong hộp số quay toa            
Bệ đỡ cần Kiểm tra bu lông vòng bi quay toa            
Ống dẫn liệu Kiểm tra mài mòn            
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở phốt làm kín            
Kiểm tra mô-men siết chặt của bu lông            
Đường ống phân phối Kiểm tra các kẹp an toàn cho khớp nối            
Kiểm tra bề dày thành ống            

Pit tông phân phối

Kiểm tra khớp nối ren và dây bảo hiểm            
Kiểm tra độ mòn của pit-tông phân phối             Hàng tuần
Các bộ phận tiếp xúc với bê tông Kiểm tra mài mòn            
Hệ thống bôi trơn trung tâm Kiểm tra mực mỡ            

Máy nén

Kiểm tra mực dầu            
Thay toàn bộ dầu            
Làm sạch phin lọc gió            
Kiểm tra các khớp nối ren            
Trục cạc đăng (trong điều kiện vận hành bình thường) Bôi trơn            
Trục cạc-đăng (trong điều kiện vận hành khắc nghiệt) Bôi trơn            
Động cơ xe tải Tuân theo đặc tính bảo trì bão dưỡng xe tải của nhà sản xuất
Hộp số xe tải

 

3. LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG PHẦN XE NỀN - XE CƠ SỞ

 

Bảng chu kỳ kiểm tra máy (xe nền)

 

Chú thích:

 

- R: Thay thế

 

- I: Kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết. 

 

* Vệ sinh sạch lọc không khí khi đèn báo lọc khi bẩn hiển thị.

 

vận hành bơm bê tông an toàn

 

vận hành bơm bê tông an toàn

 

vận hành bơm bê tông an toàn

 

Bảo trì xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

 

Danh mục bảo trì Công việc bảo trì Kế hoặc bảo trì Điều kiện sử dụng xe
Dầu động cơ D6DA R Cứ 5 000 km A, B, C, F, H
D6AB, D6DC, D6AV, D6CA Cứ 8 000 km
D6CB Cứ 20 000 km
Bộ lọc dầu động cơ D6DA R Cứ 5 000 km
D6AB, D6AC, D6CA, D6CB Cứ 8 000 km
Lọc không khí R Thường xuyên hơn C, E
Má phanh I Thường xuyên hơn C, D, G, H
Trống phanh I Cứ 20 000 km C, D, G, H
Hệ thống lái I Thường xuyên hơn C, D, E, F

 

Điều kiện sử dụng xe khắc nghiệt:

 

A: Lái xe liên tục trong khoảng cách ngắn.

 

B: Nổ máy không tải quá lâu.

 

C: Xe chạy trong khu vực bụi bẩn.

 

D: Xe chạy trong khu lực có hơi muối, các chất ăn mòn khác hoặc thời tiết quá lạnh

 

E: Xe chạy trên khu vực nhiều cát.

 

F: Thời gian lái xe trên 50% trong điều kiện tắt đường với nhiệt độ trên 32 độ C (90 độ F).

 

G: Xe chạy tại khu vực đồi núi.

 

H: Xe chở quá tải.

 

Bôi trơn

 

TT Chi tiết Loại mỡ Kế hoạch
1 Vòng bi trung gian trục các đăng NLGI #2 Cứ sau 50 000 km
2 Vòng bi chữ thập và bạc NLGI EP #2 Cứ sau 15 000 km hoặc 1 tháng
3 Vòng bi bánh sau NLGI #2 Cứ sau 30 000 km
4 Chốt chủ dưới, trái / phải NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
5 Chốt chủ trên, trái / phải NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
6 Tay đòn hệ thống lái (ba dọc) NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
7 Hệ thống lái, rô tyun NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
8 Nhíp trước, nhíp sau NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
9 Bản lề cabin, trái / phải NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
10 Hệ thống treo cabin, trái / phải NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng
11 Chốt cửa NLGI #2 Cứ sau 30 000 km hoặc 3 tháng

 

Chi tiết bảng cao su và các công tắc

 

Phụ tùng Cứ sau 1 năm Cứ sau 2 năm Cứ sau 3 năm Ghi chú
Van hệ thống phanh và các chi tiết bằng cao su      
Tổng phanh và các chi tiết bằng cao su     Ngoại trừ xe có phanh khí hoàn toàn
Pít tông xy lanh heo thắng và phớt     Ngoại trừ xe có phanh khí hoàn toàn
Van và các chi tiết bằng cao su      
Màng ngắn điều chỉnh áp suất và các chi tiết bằng cao su      
Ống dẫn động phanh      
Van cảm biến lực phanh và các chi tiết bằng cao su khác      
Hệ thống phanh (van rơ le phanh, van xả phanh,...) và các chi tiết bằng cao su     Ngoại trừ xe có phanh khí hoàn toàn
Hệ thống phanh móc (xe đầu kéo)      
Hệ thống ống sấy      
Hệ thống ống chân không      
Màng ngăn lò xo khí     Xe phanh trợ lực chân không
Các chi tiết và ống của hệ thống trợ lái      
Ống dẫn nhiên liệu      
Nén khí (lốc điều hòa) và ống dẫn đồng hồ đo áp suất      
Tổng phanh và xy lanh trợ lực (ngoại trừ xe có phanh khí hoàn toàn)      
Hệ thống ống điều hòa nhiệt độ      
Công tắc đèn pha      
Ống dẫn bình dầu trợ lực phanh     Xe phanh trợ lực chân không

 

4. BẢNG DẦU THỦY LỰC, NHỚT ĐỘNG CƠ, MỠ BÔI TRƠN

 

Hiệu Nhớt động cơ Nhớ thủy lực Nhớt hộp số Mỡ bôi trơn
Dành cho bơm tay Dành cho bơm mỡ tự động
Everdigm TIR II 15W40 S-OIL TOTAL EQUIVIS ZS 46 EP80W90 NLGI-GRADE 2 NLGI-GRADE 1
Bardahl POWER DF+ 15W40 CF-4/SG HYFL AW 46 MAXTRAN 4000 SAE 90 GL-4 PROGRE AZMP NLGI 2 PROGREA Z EP NLGI 1
Shell SELL RIMULA TX

SELL TELLUS OIL 46

SELL HYDROL HV 46

SHELL SPIRAX EP 90 SHELL REXTIN AX A SHELL ALVANIA EP GREASE 1
Castrol RX SUPER PLUS 15W40 HYSPIN AWS 46 HYPOY EP 90 CASTROL MULTIP URPOSE GREASE CASTROL MULTIP URPOSE GREASE
Total RUBIA TIR XLD 15W40 AZOLLA 46 TRAS-GEAR 90    
Caltex DELO 500 RANDO HD 46 THURBAN GL-4 90    

 

5. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO BẢO DƯỠNG

 

vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Để dễ dàng hơn khi bơm hút ngược về làm vệ sinh sau khi kết thúc công việc, ta dựng nghiêng cần một góc khoảng 45 độ rồi thực hiện hút ngược bóng rửa về. Sau khi hút bóng bọt biển về và xả hết bê tông thừa, ta dùng vòi nước xịt rửa bê trong van S thông qua lỗ đút bóng rửa, đồng thời bật bơm hút về.
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Bơm mỡ bôi trơn (số 2) cho tất các các vú mỡ trên cần và bánh răng xoay toa. Chú ý vào mỗi buổi sáng, xả một lượng nhỏ dầu thủy lực để xả cặn bẩn và nước ngưng đọng tại đáy
thùng dầu thủy lực. Nếu xả lần 2, lần 3 mà vẫn thấy dầu thủy lực bẩn hoặc lẫn nhiều nước, ta phải tiến hành kiểm tra và xử lý hoặc thay dầu thủy lực.
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Xả cặn và nước lắng đọng ở đáy thùng dầu thủy lực hằng ngày hoặc hằng tuần qua ống xả nước cặn dưới đáy thùng như hình bên.

Bảo dưỡng sau khi bơm hoạt động được 100 giờ đầu tiên:

- Thay 03 lọc hút thủy lực.

- Vệ sinh mặt kim loại bám trên lõi từ của lọc.

vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Thay dầu thủy lực sau mỗi 500 giờ, đồng thời vệ sinh sạch sẽ đáy thùng dầu thủy lực và thay 03 lọc hút thủy lực, 01 lọc cần.

Chú ý: thường xuyên kiểm tra mức dầu thủy lực:

- Max: mức cao nhất.

- Min: mức thấp nhất

* Lưu ý: mức dầu thủy lực để thiết bị hoạt động tốt phải nằm giữa mức Max và Min.

vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn

Thường xuyên kiểm tra và thay thế (khi cần thiết) van thông áp trên thùng dầu thủy lực.

* Van thông áp có tác dụng giúp cân bằng áp suất giữa trong thùng và ngoài trời, giảm thiểu ngưng
đọng hơi nước trong thùng. Do đó phải đảm bảo van thông áp không bị tắc.

Thường xuyên kiểm tra các vết nứt mối hàn tại chân chống, cần và khung xe…
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Chú ý giữ vệ sinh hệ thống bơm, giữ sạch sẽ giúp máy tản nhiệt dễ dàng hơn và tránh các hạt nhỏ gây
xước ty
Theo dõi số km mà động cơ đã chạy được để kịp thời công tác bảo trì bảo dưỡng cho động cơ như bảng lịch trình bảo dưỡng động cơ ở trên.
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Theo dõi số giờ làm việc của bơm tại đồng hồ trên mặt tủ điện để kịp thời làm công tác bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống bơm như bảng lịch trình bảo dưỡng phần bơm ở trên. Bơm mỡ tự động rất quan trọng trong việc bôi trơn khi hệ thống bơm hoạt động, đảm bảo tất cả các
chi tiết chuyển động được bôi trơn liên tục. Do đó, phải dùng mỡ phù hợp (mỡ số 0 hoặc 1) và sạch tránh gây hư hỏng nhanh chóng; nếu hư phải thay thế sửa chữa kịp thời.
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn

Theo dõi áp suất làm việc của bơm lắc, khi bơm hoạt động áp M3 đạt 190 bar. Nếu áp không đạt →  hiệu suất bơm giảm, do nguyên nhân sau:

- Áp bình Nito thiếu → nạp áp cho bình Nito đạt 90 bar.

- Bơm lắc có vấn đề → thay thế, sửa chữa.

Luôn đảm bảo tất cả các đồng hồ đo áp suất của hệ thống bơm hoạt động tốt → thay mới nếu hư  hỏng.
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Nếu cầu chì, rơle bị hư hỏng (cháy, chập điện…) thì phải thay đúng chủng loại, điện áp (Ampe). Khi xếp cần lên giá đỡ phải chú ý đặt nhẹ nhàng, không cố ép cần khi cần đã chạm giá, tránh gây ảnh
hưởng xấu lên cần và bạc xoay cần, gây hư hỏng giá đỡ cần, cao su giảm chấn bệ đỡ cần…
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Thay thế các tấm cao su đúng độ dày như thiết kế của nhà sản xuất khi chúng bị hư hỏng để tránh gây
ảnh hưởng xấu lên cần.
Bơm mỡ hàng ngày bằng bơm mỡ tay (mỡ số 2) tại các vú mỡ cho đến khi thấy mỡ ra tại các đầu ổ bạc để đảm bảo rằng các đường mỡ không bị tắc.
vận hành bơm bê tông an toàn vận hành bơm bê tông an toàn
Trên một số xe có bơm mỡ tay cho phễu cấp bê tông. Ta dùng bơm tay này thay cho súng bơm mỡ để bơm mỡ thực hiện nhiệm vụ như trên. Chú ý cứ sau mỗi 10 000 m3 bê tông bơm được, xiết chặt con ốc làm khít khe hở vòng chà - mặt chà. Tránh hiện tượng đá lòn vào khe hở gây vỡ mặt mài mòn của vòng chà và mặt chà.

 

6. QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH CỦA EVERIDGM

 

Khách hàng có trách nhiệm phải bảo quản, bảo dưỡng, vận hành thiết bị đúng với khuyến cáo và chỉ dẫn từ hãng để thiết bị có thể làm việc hiệu quả cao như mong muốn của nhà sản xuất cũng như khách hàng.

 

Khi thiết bị gặp bất kỳ sự cố nào trong thời gian bảo hành, cần phải dừng ngay công việc và thông báo cho dịch vụ bảo hành của Vitrac để chuyên viên kỹ thuật đến kiểm tra xem xét bảo hành tránh có tác động gì thêm đến máy khiến tình trạng thêm tồi tệ hay không còn nguyên trạng của máy.

 

Phạm vi bảo hành

 

Hãng có trách nhiệm bảo hành các hạng mục lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất như: động cơ, hộp số, bơm & moto thủy lực, hộp điện điều khiển…

 

Các trường hợp không được bảo hành

 

Các trường hợp không được bảo hành do các nguyên nhân sau:

 

- Thiết bị hư hỏng do đổ ngã nên cong, vặn, vỡ, gãy, cháy, móp, méo.

 

- Thiết bị được bảo quản không tốt làm nước vào máy hoặc lẫn vào dầu nhớt.

 

- Thiết bị hư hỏng do người vận hành thiếu hiểu biết, không chịu đọc kỹ hoặc không tuân thủ đúng theo hướng dẫn kỹ thuật.

 

- Nếu dùng thiếu, sai chủng loại dầu nhớt hoặc thay dầu nhớt không đúng thời hạn quy định.

 

- Nếu khách hàng thay thế phụ tùng không chính hãng, không đúng chủng loại và chất lượng gây ra.

 

- Nếu máy đã có sự cố mà vẫn cố tình vận hành gây hư hỏng.

 

- Nếu tự ý tháo rã hoặc thay đổi kết cấu thiết bị trước khi bên bảo hành có mặt.

 

- Thiết bị hao mòn từ từ theo thời gian.

 

- Thiết bị mất mát, hư hỏng do chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, bạo loạn, đình công…gây ra

 

- Tự thay đổi thiết kế, lắp thêm hoặc bớt các bộ phận chi tiết so với thiết kế của nhà sản suất.



Tin liên quan

Từ khóa: vận hành an toàn trong bơm bê tông, máy cơ giới, máy xây dựng, nâng đời máy cơ giới, name plate, nâng đời máy cơ giới, bảo dưỡng bơm bê tông, bảo trì bơm bê tông



Đánh giá


- 27/12/2021

Thông tin này có hữu ích không?

Zalo Logo