CHÂN DUNG DOANH NGHIỆP - TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH (TRUONG THINH GROUP)
Tập đoàn Trường Thịnh - tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh được thành lập vào năm 1994. Sau 19 năm hoạt động và phát triển, Trường Thịnh đã trở thành Tập đoàn vững mạnh trong lĩnh vực Xây dựng, và Khai thác dịch vụ du lịch.
GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH - CHẶNG ĐƯỜNG 26 NĂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Khi chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, vốn điều lệ của Tập đoàn Trường Thịnh là 385 tỷ đồng. Từ tháng 8/2010, Trường Thịnh bắt đầu hành trình tăng vốn điều lệ, từ 385 tỷ đồng lên 582 tỷ đồng, đến tháng 1/2017 vốn điều lệ chạm mức 1.889 tỷ đồng.
Ba thành viên sáng lập Trường Thịnh gồm ông Võ Minh Hoài, ông Lê Tuấn Anh và bà Võ Thị Lan Anh nắm giữ 100% vốn của Tập đoàn. Trong đó, ông Võ Minh Hoài nắm giữ cổ phần đa số, tiếp theo sau là bà Võ Thị Lan Anh. Ngoài ra, một cái tên khác từng được nhắc đến là cổ đông sáng lập của Tập đoàn Trường Thịnh là bà Nguyễn Bảo Ngọc.
Ông Võ Minh Hoài - Chủ tịch Tập đoàn Trường Thịnh
Năm 2000, Trường Thịnh được Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn là liên danh chính trong Liên danh Xây dựng Quảng Bình thi công đoạn Nam cầu Xuân Sơn - Bắc cầu Đá Mài thuộc dự án đường Hồ Chí Minh, gói thầu trị giá 145 tỷ đồng, thời gian thi công 3 năm. Đây được xem là bước ngoặt phát triển của Trường Thịnh khi lần đầu bước ra “sân chơi lớn”.
Trường Thịnh đã đưa dự án về đích đúng tiến độ, được đánh giá là một trong ba đoạn tuyến “4 nhất” (nhanh nhất, đẹp nhất, chất lượng nhất và an toàn nhất) trên toàn tuyến của dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh và là một trong bốn đơn vị được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Năm 2003, Trường Thịnh bắt đầu tham gia đấu thầu quốc tế. Liên danh nhà thầu Trường Thịnh - WKK (Nhật Bản) đã trúng thi công gói thầu số R1-NH9 (một trong những gói thầu lớn của dự án phát triển Hành lang giao thông Đông - Tây, tỉnh Quảng Trị) có giá trị 131,6 tỷ đồng.
Từ đây, Trường Thịnh vươn ra thực hiện một loạt dự án trọng điểm ở phía Bắc, thi công cầu, đường, làm thủy điện. Bên cạnh đó, tập đoàn còn làm nhà đầu tư một loạt dự án xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, BT như: BOT đường tránh TP. Đồng Hới, BOT mở rộng QL1 đoạn từ TP. Đông Hà đến Thị xã Quảng Trị, BOT đoạn Quảng Ninh - Lệ Thủy, dự án BT đường cao tốc Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan...
Tại Quảng Bình, ngoài các công trình hạ tầng, Trường Thịnh Group đầu tư Khu du lịch Mỹ Cảnh, nay là Sun Spa Resort tại bán đảo Bảo Ninh. Đầu tư và khai thác Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường, khu đô thị mới Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, khu nghỉ dưỡng tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch gần nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - Đảo Yến, đầu tư Khu du lịch Suối Bang…
Khu du lịch Sun Spa Resort.
Sun Spa Resort - khu nghỉ dưỡng cao cấp có mặt biển và mặt sông dài nhất Việt Nam, kỷ lục được xác lập bởi Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (vào tháng 6/2013). Tổng diện tích 29 hecta, Sun Spa Resort được chia làm 2 khu: khu nghỉ mát cao cấp 4 sao (gồm 234 phòng), khu Villa cao cấp 5 sao (gồm 40 bungalow & 19 Villa). Trải dài trên bán đảo cát trắng tuyệt đẹp với 3 mặt giáp biển, được người dân địa phương ví von như nàng tiên cá xoãi mình giữa hai làn nước xanh thẳm, một bên là đại dương bao la, một bên là dòng sông Nhật Lệ hiền hòa, Sun Spa Resort là một điểm sáng trong bức tranh Đồng Hới nên thơ thuộc khu vực miền Trung.
Ngoài ra, việc đầu tư vào công trình thủy điện của Trường Thịnh bị lệch tiến độ và kéo dài nhiều năm cũng gây chú ý.
Dự án Nhà máy Thủy điện La Trọng - Sông Gianh, theo công bố ban đầu lúc khởi công dự án, năm 2007, có công suất lắp máy 18MW, do thành viên của Trường Thịnh là CTCP Thủy điện Trường Thịnh đầu tư, mức đầu tư 307 tỷ đồng, dự kiến tháng 1/2009 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 672+600 (điểm đường bê tông phía Nam trạm thu phí cầu quán Hàu) đến Km 704+900 (xã Hưng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ) được Bộ giao thông vận tải phê duyệt và giao Tập đoàn Trường Thịnh làm chủ đầu tư vào tháng 3/2013. Phạm vi dự án bao gồm mở rộng quốc lộ 1 cũ và xây mới tuyến đường tránh lũ dài 33,05 km qua 8 xã vùng biển của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ.
Tuyến đường được thi công từ ngày 1/9/2013 đến ngày 25/5 thì hoàn thành tất cả các hạng mục, vượt tiến độ thi công hơn 6 tháng. Từ TP Đồng Hới, có thể theo đường Võ Nguyên Giáp để qua đường tránh lũ này đi huyện Lệ Thuỷ, quê hương của Đại tướng.
Công trình thủy điện La Trọng - Sông Gianh 1 có công suất lắp máy 18 MW, điện lượng trung bình hằng năm đạt 60 triệu kWgiờ do Công ty cổ phần thủy điện Trường Thịnh đầu tư 307 tỷ đồng.
Cùng với đầu tư Công trình thủy điện La Trọng - Sông Gianh 1, Công ty cổ phần thủy điện Trường Thịnh còn đầu tư xây dựng hai công trình thủy điện tại Quảng Bình là: thủy điện Kim Hóa, xã Kim Hóa (Tuyên Hóa) và thủy điện Khe Rôn, xã Lê Hóa (Tuyên Hóa) có công suất 18 MW với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Ba nhà máy thủy điện thượng nguồn Sông Gianh đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào lưới điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm 130 triệu kW/giờ.
Ở thời điểm cuối năm 2016, vốn điều lệ của Tập đoàn ở mức 1.151 tỷ đồng, tổng tài sản của Tập đoàn mẹ đạt hơn 3.115 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản chủ yếu tập trung ở tài sản cố định hữu hình 1.043 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn 377,4 tỷ đồng; đầu tư vào công ty con và công ty liên kết gần 1.016 tỷ đồng đã bao gồm dự phòng giảm giá đầu tư âm 81 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính Trường Thịnh mẹ năm 2016
Theo giới thiệu, Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư vào khoảng 16 thành viên như: CTCP Tư vấn Xây dựng Trường Thịnh, CTCP Trường Thịnh 5, CT TNHH MTV BOT Trường Thịnh, CTCP Thủy điện Trường Thịnh, CTCP Du lịch Suối Bang Trường Thịnh, CTCP Trường Thịnh Golf & Resort, Công ty TNHH MTV Xây lắp Trường Thịnh, Công ty TNHH BOT Đường tránh Thành phố Đồng Hới, Công ty TNHH BOT Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Thịnh…
Ba khoản đầu tư vào công ty con/công ty liên kết chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của Trường Thịnh gồm: Du lịch Trường Thịnh, BOT Đường tránh TP. Đồng Hới, Thủy điện Trường Thịnh.
Ở chiều ngược lại, vay nợ ngắn và dài hạn của Tập đoàn mẹ hơn 1.184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 1.153 tỷ đồng.
Trong hai năm 2015 và 2016, Trường Thịnh ghi nhận lần lượt 888 tỷ đồng và hơn 916 tỷ đồng doanh thu; 1,85 và 55,1 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính; lợi nhuận sau thuế lần lượt 1,12 tỷ đồng và 1,48 tỷ đồng.
Các dự án BOT chắc chắn đang hoạt động có lãi và mang lại dòng tiền cho Trường Thịnh hàng năm. Tuy nhiên, một trong những “nồi cơm” khác của Tập đoàn, Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Thịnh (do bà Võ Thị Phương Anh, con gái ông Võ Minh Hoài làm đại diện pháp luật) cuối năm 2016 có vốn điều lệ là 468 tỷ đồng, ghi nhận lỗ lũy kế gần 131 tỷ đồng. Năm 2015 và năm 2016 Du lịch Trường Thịnh ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ lần lượt 15 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Cũng lưu ý rằng, năm 2016, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, trước đó, năm 2015, đơn vị quản lý khai thác Sun Spa Resort và Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường đã lỗ gần 15 tỷ đồng, ghi nhận doanh thu 155 tỷ đồng; lỗ lũy kế từ các năm trước 2015 khoảng 50 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay là một gánh nặng của Du lịch Trường Thịnh. Cuối năm 2016, tổng tài sản của Du lịch Trường Thịnh 813 tỷ đồng, vay nợ của công ty này gần 410 tỷ đồng.
Ngoài ra Tập đoàn Trường Thịnh còn thi công nhiều dự án xây dựng dân dụng và bất động sản như:
Tin liên quan
Từ khóa: tập đoàn trường thịnh, trường thịnh group