CẦN XEM XÉT NHỮNG YẾU TỐ NÀO KHI MUA MÁY XÂY DỰNG CŨ
Không phải công ty nào hoạt động trong lĩnh xây dựng cũng có khả năng chi trả một khoản tiền lớn để đầu tư vào máy móc, thiết bị mới. Thay vào đó họ tìm đến hướng đi thích hợp hơn, đó chính là mua hoặc thuê máy xây dựng cũ. Đây là giải pháp thay thế hữu hiệu để tiết kiệm chi phí, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, máy xây dựng cũ hay bất kỳ loại máy móc đã qua sử dụng nào cũng luôn tồn tại rất nhiều vấn đề. Vậy là một người đầu tư thông minh, bạn nên quan tâm đến những yếu tố nào khi mua máy xây dựng cũ. Hãy cũng MDX tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Ghi chú: Phần nội dung mang tính tham khảo và còn được bổ sung và cải biên trong thời gian tới, rất mong nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các bạn đọc.
Video chia sẻ kinh nghiệm mua và định giá máy cũ
Máy xây dựng (máy cơ giới) là thiết bị hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu trong các dự án xây dựng. Việc cơ giới hóa và tự động hóa trong xây dựng là một việc quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó quyết định việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, hạn chế sức lao động chân tay cho người lao động và nâng cao độ chính xác cho các công trình.
Đồng thời việc ứng dụng máy xây dựng còn góp phần rất quan trọng vào việc rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và tính thẩm mỹ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Các nhu cầu xây dựng như: xây dựng các khu nhà công nghiệp, các khu nhà dân dụng, trường học, cầu cống, đường giao thông, các bến cảng, các công trình thuỷ điện, xây dựng các công trình ngầm… đang diễn ra sôi động trên địa bàn cả nước.
Nhu cầu về xây dựng đang đòi hỏi rất nhiều loại xe cơ giới có năng suất và tính năng kỹ thuật cao. Một số loại xe cơ giới được ứng dụng nhiều hiện nay như: máy lu, máy trải nhựa, máy trải bê tông, xe cẩu, xe đào, máy bơm bê tông, máy cào bóc và tái chế..
Mỗi loại máy sở hữu cấu tạo, công năng và khả năng ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên đối với loại máy cơ giới cũ đều có các yếu tố đánh giá và cần quan tâm giống nhau.
CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI MUA MÁY XÂY DỰNG CŨ
1. Xác định đúng nhu cầu sử dụng
Máy móc dù có đa năng, hiệu suất tốt đến đâu nhưng nếu như bạn không biết khai thác hết hay không có nhu cầu sử dụng đến thì thật sự rất lãng phí. Vì vậy trước khi lựa chọn mua máy xây dựng đã qua sử dụng, bạn cần phải xác định được nhu cầu công việc của mình. Sau đó mới có thể lựa chọn được loại máy và hiệu suất phù hợp. Tránh gặp phải tình trạng lãng phí tài nguyên, chi phí hay mua về mà lại không dùng đến nhiều.
2. Năm sản xuất
Năm sản xuất cho biết liệu rằng máy cơ giới này còn phù hợp với thời gian (năm) hiện tại hay không? Ví dụ năm nay là năm 2020 - là năm ứng dụng công nghệ tự động hoá, định vị toàn cầu, công nghệ cảm biến, công nghệ turbo, điều khiển điện tử....
Vậy máy cơ giới cũ sẽ không thể đáp ứng năng suất so với các máy mới. Khó kiểm soát tình hình hoạt động của máy, thất thoát có thể xảy ra.
Năm sản xuất còn quyết định rằng máy bạn mua có đáp ứng các quy định hiện hành về việc máy của bạn có thể được làm ở các công trình trọng điểm hay không. Đã có những trường hợp Khách hàng mua máy nhưng lại không được mang máy vào công trường do năm sản xuất quá xa năm hiện tại.
Bên cạnh đó các chi tiết đều có tuổi thọ sử dụng, đặc biệt là các chi tiết nhựa và cao su. Do đó máy có tuổi đời máy quá nhiều thường gặp các vấn đề về lốp xe, đường ống thuỷ lực, màu sơn, các chi tiết ngoại thất bằng nhựa, các roong cao su, các bộ sin phớt thuỷ lực…Các bộ phận này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc của máy.
Theo tiêu chuẩn bảo trì, bảo dưỡng mỗi chi tiết của 1 thiết bị đều có thời gian cụ thể nên khi đầu tư một thiết bị qua sử dụng thì khách hàng nên quan tâm những bộ phận chính như bơm thủy lực, động cơ, hộp ECU, hệ thống moto di chuyển…
Thường khách hàng muốn các bộ phận chính như động cơ, bơm còn nguyên, chưa tháo lắp sửa chữa. Nhưng bạn cũng nên cân nhắc mua thiết bị qua sử dụng tại các Công ty lớn sẽ được yên tâm hơn về phụ tùng thay thế chính hãng. Việc thay thế phụ tùng của các Công ty lớn nó đem lại lợi ích rất nhiều cho người sử dụng bởi vì được thay phụ tùng chính hãng, dịch vụ tốt.
Một số dòng máy xây dựng cũ (thường sử dụng trên 15 năm) sẽ khó kiếm phụ tùng thay thế, hoặc phụ tùng giá cao, thời gian chờ đợi lâu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sử dụng máy, tiến độ, lợi nhuận của đơn vị sử dụng.
3. Xuất xứ máy
Theo quan điểm người Việt Nam, xuất xứ máy rất quan trọng, thể hiện được một phần chất lượng khi máy nhập về. Hầu như 90% người dùng đều thích máy xuất xứ Đức và Nhật, tiếp theo thì người dùng sẽ ưu tiên chọn máy có xuất xứ từ các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ý. Sau đó là các máy có xuất xứ từ Úc, Mỹ và một số nước tư bản Đông Âu. Cuối cùng là xuất xứ từ các nước còn lại và các nước XHCN.
- Máy có xuất xứ Nhật : Ưu điểm lớn nhất ở đây là độ bền, tiết kiệm nhiên liệu, đơn giản và dễ sử dụng. Phụ tùng dễ kiếm, giá thành không quá cao, nhiều lựa chọn. Các máy qua sử dụng đều được bảo trì, bảo dưỡng rất nghiêm ngặt, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn sử dụng của nước Nhật nên hầu như máy khi về Việt Nam dùng rất ổn định.
- Máy có xuất xứ Đức: Đức là một quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất cơ khí, máy móc. Đức cũng là quốc gia đầu tàu trong khối G7, là cái nôi của công nghiệp sản xuất xe hơi, xe cơ giới hạng nặng với các tên tuổi lừng danh thế giới. Thêm vào đó, tiêu chuẩn sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng cũng tuyệt đối nghiêm ngặt nên bất kỳ cỗ máy nào có xuất xứ Đức thì cũng là ưu tiên số 1 của các khách hàng khi lựa chọn mua máy xây dựng.
- Máy có xuất xứ Mỹ, Úc, Đông Âu: Tuỳ vào tiêu chuẩn khu vực, quốc gia, cách sử dụng và bảo dưỡng máy thì sẽ có chất lượng còn lại của máy là rất khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng máy sẽ có 1 khoảng cách nhất định so với máy có xuất xứ Đức và Nhật.
- Nhập khẩu từ các nước đang phát triển khác : Cũng được sản xuất từ Châu Âu hay Nhật Bản nhưng khi về các nước đang phát triển thì do trình độ tay nghề, trình độ sửa chữa ở mức có thể đáp ứng hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn do hãng sản xuất đưa ra cho nên máy sẽ không có chất lượng ổn định, tuổi thọ không cao như nhập trực tiếp từ Đức, Nhật. Đó là lý do tại sao, 02 thiết bị đều sản xuất như nhau nhưng địa điểm nhập khẩu khác nhau thì giá trị, chất lượng, giá thành sẽ khác nhau.
4. Hãng sản xuất
Tuy nhiên mỗi một khu vực đều nổi tiếng với từng loại thiết bị riêng, vì vậy nó còn tùy thuộc vào nhu cầu công việc của bạn là gì. Bạn có cân nhắc một vài gợi ý dưới đây:
- Máy đào hay máy xúc lật ta nên chọn thương hiệu Hitachi, Komatsu...của Nhật. Máy bền khỏe, tuổi thọ rất lâu, ít thay thế phụ tùng.
Xem các sản phẩm máy đào: TẠI ĐÂY, máy xúc lật: TẠI ĐÂY
- Máy cào bóc, máy lu, máy trải bê tông, máy tái chế nguội thì khó hãng nào so bì được với tập đoàn Wirtgen của Đức.
Xem các sản phẩm máy trải bê tông xi măng: TẠI ĐÂY
- Máy trải nhựa Vogele
Xem các sản phẩm máy trải nhựa: TẠI ĐÂY
- Máy bơm bê tông Hyundai Everdigm của Hàn Quốc, nếu muốn giá mềm hơn có thể chọn KCP, Dong Yang, KW, JunJin... Tuy nhiên việc đầu tư tiền bạc vào cỗ máy tốt nhất sẽ mang đến cho bạn hiệu quả sản phẩm tương xứng.
Xem các sản phẩm máy bơm bê tông: TẠI ĐÂY
5. Đánh giá tình trạng máy
Thông thường tuổi thọ các bộ phận của máy cơ giới thường khác nhau. Chẳng hạn như độ bền của các chi tiết điện tử khoảng 15 - 20 năm, còn độ bền các thiết bị làm bằng cao su thì chỉ có 6 đến 8 năm. Ngoài ra bạn cần xem xét các yếu tốt như:
a. Số giờ hoạt động
Thông thường các máy xây dựng cũ nhập sẽ có số giờ như sau:
+ Xe đào khoảng 15.000 – 20.000 giờ.
+ Xe lu 4.000 - 8.000 giờ.
+ Xe trải nhựa: 4.000 - 10.000 giờ.
+ Xe cẩu: 15.000 - 75.000 giờ.
+ Xe xúc lật 15.000 – 35.000 giờ.
Tùy theo chủng loại máy, lĩnh vực hoạt động thì mỗi máy sẽ có các số giờ hoạt động khác nhau. Số giờ hoạt động mang tính chất tham khảo tương đối chính xác nếu vận dụng phân tích kết hợp giữa năm sản suất và số giờ hoạt động cộng với tình trạng các bộ phận, chi tiết mài mòn.
Tất cả các tham số về giờ hoạt động này đều có thể điều chỉnh thay đổi được nên khi xem xe và đánh giá cần: vận hành máy có tải, đi cùng người có kinh nghiệm về thẩm định máy móc. Chẳng hạn như đối với xe đào lớn thường ít di chuyển nên hầu như bộ phận chân chạy, xích, lá xích, gale…ít hao mòn và gần như mới. Thay vào đó nên kiểm tra các bộ phận khác như động cơ, gầu đào, ngăn kéo có thấm dầu hay không. Xác định các dấu hiệu xe có bị lỗi hay bị tai nạn ngập nước hoặc bị thiên tai vùi lấp…
Và nếu được, bạn nên thuê dùng thử 1 đến 2 tháng nhằm biết chính xác xe còn có thể làm việc, tình trạng xe còn bao nhiêu %, còn tốt hay không. Nếu thấy ổn định thì sẽ tiến hành mua. Ngoài ra bạn cũng cần phải đánh giá các bộ phận sẽ phải thay thế ngay sau khi mua như chi phí thay thế, sửa chữa, thời gian sửa chữa… Tất cả đều quyết định đến hiệu quả đầu tư của bạn
b. 4 hệ thống chính bao gồm: hệ thống động cơ, hệ thống thủy lực, hệ thống điện điều khiển và hệ thống cơ cấu chấp hành.
- Hệ thống động cơ được ví như trái tim của bộ máy - điều này hoàn toàn đúng với xe cơ giới, xe ô tô. Hay trong máy xây dựng ta cũng có thể xem động cơ tương tự như hệ thống tiêu hoá trên cơ thể người. Nhiệm vụ của động cơ là đốt thức ăn của máy, chính là nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho toàn bộ cỗ máy. Vậy động cơ tiếng nổ còn êm, nổ không ra khói đen, toàn bộ động cơ nhìn sạch sẽ và khô ráo (không bị xì nhớt). Các chi tiết xung quanh nhìn bằng mắt thường còn trong tình trạng tốt là một động cơ còn hoạt động tốt.
- Hệ thống thuỷ lực gồm bơm thuỷ lực, các xy lanh thuỷ lực, các van thuỷ lực, các đường ống thuỷ lực, các lọc thuỷ lực, két dầu thuỷ lực, sin phớt thuỷ lực…Đây được xem là hệ thống tuần hoàn của thiết bị.Các hệ thống trên có thể được ví như hệ thống tuần hoàn trên cơ thể người với bơm thuỷ lực = tim, hệ thống lọc thuỷ lực = gan, thận, đường ống thuỷ lực = mạch máu... cho nên, bạn nên tiến hành xem xét các dấu hiệu như xe có bị xước bơm, mạt trong hệ thống thủy lực đọng trong lọc hoặc bồn dầu thủy lực. Đánh giá tình trạng xe thông qua lịch sử bảo dưỡng được ghi chép lại của thiết bị.
- Hệ thống điện điều khiển gồm hệ thống máy tính trung tâm, các hộp đen, hệ thống cảm biến, hệ thống dây truyền tín hiệu.... nó được ví như não và hệ thống dây thần kinh trên cơ thể người. Do đó, các xe có năm sản xuất quá xa so với năm hiện tại sẽ gặp rất nhiều vấn đề như xử lý thông tin chậm, các dây điện truyền tín hiệu bị đứt, các hộp đen có kết cấu đơn giản, dễ hư hỏng và khó tìm được bảng mạch thay thế. Việc chọn một cỗ máy mới được sản xuất với ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ mang lại năng suất cao và tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sử dụng.
- Hệ thống cơ cấu chấp hành gồm các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với vật liệu hoặc bề mặt công trường như chân chạy, lá xích, ga lê, gầu đào, tay gầu, các xy lanh, bánh xe, tấm bàn đầm, trống lu....nó được ví như hệ thống tứ chi trên cơ thể người. Như vậy, tình trạng nhìn bằng mắt thường của các chi tiết này cũng là 1 yếu tố cần quan tâm khi đánh giá tình trạng tổng thể của máy móc thiết bị.
7. Định giá máy
Giá máy xây dựng cũ ở thị trường Việt Nam thường bán với giá 30 - 50% so với máy mới và được quảng cáo máy còn hơn 85% so với máy mới. Đa số khách hàng rất tin điều này, hoặc cố tình cho qua điểm bất thường này vì 2 lý do:
- Một là: tài chính phù hợp, khách hàng chấp nhận mua về vừa sử dụng vừa sữa chữa.
Tuy nhiên, giá máy thì rẻ nhưng chi phí sửa chữa, chi phí dừng máy, chi phí liên quan cho việc dừng hoạt động của máy như nhân công, thuê máy khác, phạt do vi phạm hợp đồng thì lại cao. Khi định giá máy thì nên suy nghĩ đến các chi phí ngầm này sẽ phát sinh trong qúa trình sử dụng.
- Hai là: chưa bao giờ trải nghiệm năng suất và hiệu quả của máy xây dựng mới.
Bạn cần chú ý: máy được sản xuất ra để thay thế con người làm việc, một cỗ máy mới chính là 1 người khoẻ mạnh, được trang bị tối đa công nghệ để đạt được năng suất lao động cao. Thông qua thời gian lao động cật lực, người khoẻ mạnh đó- cỗ máy mới đó cũng sẽ tới giai đoạn phải sửa chữa hoặc không thể sử dụng được nữa. Nếu có khối lượng công việc nhiều, bạn nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia để có sự lựa chọn phù hợp.
Có 3 nguyên tắc định giá mà bạn có thể cân nhắc tới:
- Nguyên tắc 75%: nếu máy có năm sản xuất trong vòng 05 năm so với năm hiện tại thì bạn cân nhắc đánh giá máy có giá trị dao dộng trong khoảng 75% so với giá máy mới.
- Nguyên tắc 50%: nếu máy có năm sản xuất nằm trong khoảng "5 năm < năm sản xuất máy < 10 năm" so với năm hiện tại thì bạn nên cân nhắc đánh giá giá trị của máy dao động trong khoảng 50% so với giá máy mới.
- Nguyên tắc 25%: các máy có năm sản xuất lớn hơn 10 năm so với năm hiện tại thì bạn có thể cân nhắc đánh giá giá trị còn lại của máy ở mức dao động trong khoảng 25% so với giá máy mới. Vì rất có thể máy của bạn mua sẽ không còn phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn khí thải, yêu cầu công nghệ thi công đang được đổi mới từng ngày tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khi vận dụng 3 nguyên tắc trên bạn cần kết hợp với yếu tố số giờ làm việc, tình trạng 4 hệ thống chính và tình trạng tổng thể của máy khi nhìn bằng mắt thường. Rất có thể năm sản xuất đáp ứng yêu cầu nhưng thời gian làm việc lại quá nhiều do chủ sở hữu khai thác máy lên tới 3 ca/ ngày, tương đương với hơn 20 giờ/ ngày.
Ngoài ra, Bạn có thể tham khảo giá bán của các máy tương tự máy bạn đang muốn mua tại các trang máy cơ giới cũ uy tín trên thị trường quốc tế như autoline.com, allstocker.com, worldwidemachineryllc.com.
6. Lựa chọn cơ sở bán uy tín
Nếu tính chi phí cơ hội, cộng dồn chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng (tiêu hao nhiên liệu cao hơn, phụ tùng thay thế, dầu mỡ thất thoát do xì sin phốt, bạc và vòng bi bị mòn), số tiền thu hồi khi bạn bán máy vừa mua đi thì rất có thể tổng chi phí cho một máy cũ sẽ cao hơn so với máy mới tầm 10 - 20%.
Mua máy xây dựng cũ cũng đồng nghĩa với việc chúng cần phải sửa chữa, dừng máy thường xuyên. Bởi thường thiết bị cũ sẽ hay hư hỏng vặt, vì vậy bạn nên chọn các đại lý phân phối tại Việt Nam để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật, bảo trì..
Các đơn vị lớn mạnh có uy tín và thâm niên trong nghề máy thường khi nhập máy cũ họ đã định giá và kiểm tra rất kỹ càng nên sẽ chấp nhận bảo hành với thời gian 3 - 6 tháng, việc này giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng và bạn có thể được hưởng dịch vụ sau bán hàng như khi bạn mua máy mới. Mặc dù bạn mua máy cơ giớ đã qua sử dụng với chi phí đầu tư ban đầu lại rất hợp lý.
Còn đối với một số đơn vị nhỏ lẻ họ nhập hàng và bán đứt đoạn không có chế độ bảo hành, không có dịch vụ kỹ thuật sữa chữa tay nghề cao nên khi mua về khách hàng phải tự sữa khi có sự cố...
Tin liên quan
Từ khóa: máy xây dựng, máy móc xây dựng, thiết bị xây dựng, cho thuê máy xây dựng, cho thuê máy công trình, máy công trình, thiết bị công trình, máy cơ giới cũ, xe cơ giới cũ, máy xây dựng cũ