MÁC BÊ TÔNG VÀ TIÊU CHUẨN CẤP PHỐI BÊ TÔNG TẠI VIỆT NAM

Bê tông xi măng là một hỗn hợp phức tạp được cấu thành từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Bê tông có khả năng chịu nén mạnh, chịu lực căng yếu và có khả năng chống cháy. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Mác bê tông” được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng.

mác bê tông

 

Theo tiêu chuẩn xây dựng cũ của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm.

 

Mác bê tông được xem là thước đo thể hiện mức độ chịu lực nén của khối bê tông có quy định số ngày, thông thường sẽ là 28 ngày. Lý do là sau khi người thợ hoàn thành việc đổ bê tông cho công trình thì quá trình làm cứng bắt đầu. Đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kG/cm²).

 

Các đặc tính của bê tông xi măng có thể thay đổi trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tính chất của bê tông phụ thuộc vào sự khác biệt về nhiệt độ và tỷ lệ trộn các vật liệu. Các tác động chính trong bê tông do nhiệt độ tăng cao khiến mất cường độ nén, giảm trọng lượng hoặc khối lượng, thay đổi màu sắc và bong tróc của bê tông.

 

PHÂN LOẠI MAC BÊ TÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm². 

 

Bảng định mức cấp phối mác bê tông 150, 200, 250 theo Bộ xây dựng

 

Mác bê tông Xi măng (Kg) Cát vàng (m3) Đá 1x2 (m3) Nước (lít)
150 288.02 0.5 0.913 185
200 350.55 0.48 0.9 185
250 415.12 0.46 0.88 185

 

Thành phần cốt liệu: nước ảnh hưởng đến cường độ bê tông, nếu nước quá ít dẫn tới hiện tượng hỗn hợp bê tông bị khô, nhanh đông kết, không phát triển được hết cường độ, nếu nước quá nhiều dẫn đến độ sụt cao loãng làm hỗn hợp lâu đông kết hơn.

 

Ngày nay người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao từ 1000 - 2000 kg/cm². Ở các quốc gia khác nhau quy định kích thước mẫu có thể khác nhau. Theo tiêu chuẩn Mỹ, mẫu bê tông hình trụ tròn đường kính 150 mm, chiều cao 300 mm (thí nghiệm nén dọc trục). Để các tiêu chuẩn được tương đương cần có hệ số quy đổi.

 

CẤP PHỐI MÁC BÊ TÔNG THEO PC30

 

Loại bê tông Xi măng PC30 (kg) Cát vàng (m3) Đá (m3) Nước (lít)
Bê tông mác 100 đá 4x6 200 0.53 0.94 170
Bê tông mác 150 đá 4x6 257 0.51 0.92 170
Bê tông mác 150 đá 1x2 288 0.50 0.91 189
Bê tông mác 200 đá 1x2 350 0.48 0.89 189
Bê tông mác 250 đá 1x2 415 0.45 0.9 189
Bê tông mác 300 đá 1x2 450 0.45 0.887 176
Bê tông mác 150 đá 2x4 272 0.51 0.91 180
Bê tông mác 200 đá 2x4 330 0.48 0.9 180
Bê tông mác 250 đá 2x4 393 0.46 0.887 180
Bê tông mác 300 đá 2x4 466 0.42 0.87 185

 

CÁCH XÁC ĐỊNH MÁC BÊ TÔNG, CẤP ĐỘ BỀN VÀ CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG

 

Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ). Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả ba mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông (tuổi 28 ngày).

 

Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức. Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế.

 

Theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng Việt Nam thì hiện nay ký hiệu bê tông đã được chuyển từ M sang B - đó chính là độ bền của bê tông. Cấp độ bền của bê tông được xác định bằng quả nén mẫu hình trụ. Có nghĩa là thay vì dùng mẫu hình lập phương thì người ta dùng mẫu hình trụ sau đó nén để cho ra cường độ chịu nén.

 

Cường độ chịu nén là ứng suất nén phá hủy của bê tông. Cường độ này được tính bằng lực tác động trên 1 đơn vị diện tích (kg/cm2 hoặc N/mm2). Trong xây dựng thì chỉ cần chú ý tới cường độ nén của bê tông còn cường độ chịu nén thường không được chú ý nhiều.

 

Trong nhiều hồ sơ thiết kế, thay vì ghi mác bê tông 100, 200,... mác bê tông được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ B7.5, B10, B12.5,...) gây lúng túng cho kỹ sư giám sát. Do vậy, để dễ hiểu - dễ nhớ, Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043 xin trích bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012 để các bạn dễ theo dõi, cụ thể như sau:

 

Bảng Quy Đổi (*) - Cấp Độ Bền - Mác Bê Tông

 

Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.50 50
B5 6.42 75
B7.5 9.63 100
B10 12.84  
B12.5 16.05 150
B15 19.27 200
B20 25.69 250
B22.5 28.90 300
B25 32.11  
B27.5 35.32 350
B30 38.53 400
B35 44.95 450
B40 51.37 500
B45 57.80 600
B50 64.22  
B55 70.64 700
B60 77.06 800
B65 83.48  
B70 89.90 900
B75 96.33  
B80 102.75 1000

 

(*) Trích theo Bảng A1 của TCVN 5574:2012 - Kết cấu bê tông và cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế

 

Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.


QUY ĐỊNH VỀ LẤY MẪU BÊ TÔNG

 

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, TCVN 4453:1995 thì việc lấy mẫu được quy định như sau:

 

- Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn. Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu

 

- Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm...) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu

 

- Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ). Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng

 

- Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).

 

- Đối với bê tông khối lớn:

 

+ Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu

 

- Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 300 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

 

NHỮNG LƯU Ý TRONG BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG

 

Sau khi kết thúc quá trình đổ bê tông thì giai đoạn bảo dưỡng cần được thực hiện nghiêm ngặt nhất để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình. Bảo dưỡng bê tông cần đảm bảo 2 yếu tố: bê tông không bị mất nước nhanh gây nứt và tránh sự rung độ phá vỡ liên kết của bê tông. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp bảo dưỡng bê tông sau:

 

- Tránh tác động mạnh lên cốp pha.

 

- Đảm bảo độ khít của cốp pha để ngăn tình trạng chảy nước của bê tông.

 

- Nên phủ lên bê tông 1 lớp nilon mỏng để hạn chế sự bốc hơi nước.

 

- Phun nước giữ ẩm cho bê tông.

 

CÁC THIẾT BỊ ỨNG DỤNG HỖN HỢP BÊ TÔNG XI MĂNG TRONG XÂY DỰNG THỰC TẾ

 

Trong quá khứ, các công nhân xây dựng sẽ tự trộn để tạo ra được hỗn hợp bê tông xi măng mong muốn. Tuy nhiên việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức. Và sau đó các hỗn hợp này lại được vận chuyển thủ công để ứng dụng đổ đường, nền móng, các cột.

 

Sự ra đời của hàng loạt các thiết bị cơ giới hiện đại đã mang đến giải pháp xây dựng tuyệt vời cho chúng ta. Mọi thứ đều được tự động hoá nhanh chóng, an toàn và độ chính xác cao. Một số thiết bị ứng dụng hỗn hợp bê tông xi măng chẳng hạn như:

 

- Máy trải bê tông xi măng với khuôn khải cho độ chính xác cao, linh hoạt, khuôn trải rộng. Ứng dụng trong trải đường bê tông xi măng tại các sân bay như Sao Vàng, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phú Bà.. Các con đường làm bằng bê tông xi măng thường sở hữu tuổi thọ cao, khả năng chịu áp lực cực kỳ tốt.

 

máy trải bê tông Wirtgen SP 64

 

Máy trải bê tông xi măng Wirtgen

 

Bạn có thể tham khảo thêm các phẩm liên quan: TẠI ĐÂY

 

- Xe bơm bê tông xi măng - loại xe chuyên dụng thường hay được sử dụng trong các công trình xây dựng để hỗ trợ vận chuyển hợp vữa bê tông lên cao theo phương thẳng đứng, hoặc phương nằm ngang bằng phương pháp bơm đẩy. Có nhiều loại như bơm bê tông cần, bơm tĩnh, bơm tự hành trên xe tải. 

 

mác bê tông - bơm bê tông

 

Bạn có thể tham khảo thêm các phẩm liên quan: TẠI ĐÂY



Tin liên quan

Từ khóa: bơm bê tông, mác bê tông, bê tông tươi, hỗn hợp bê tông xi măng, bê tông xi măng, mac bê tông 200, máy trải bê tông xi măng, xe bơm bê tông



Đánh giá


Diệp Thành Phát - 12/07/2023

Giải quyết được vấn đề

Chất lượng thông tin

- 14/04/2023

Chất lượng thông tin

- 29/03/2023

Hướng dẫn không chính xác

- 16/03/2023

Nguyễn Văn Cương - 23/12/2022

Giải quyết được vấn đề

Dễ theo dõi

Không có thuật ngữ

Hình ảnh có ích

Chất lượng thông tin

- 22/11/2022

Giải quyết được vấn đề

- 02/10/2022

Giải quyết được vấn đề

Chất lượng thông tin

- 16/12/2021

Hướng dẫn không chính xác

Không đủ thông tin

Không đủ hình ảnh

- 13/12/2021

Giải quyết được vấn đề

Dễ theo dõi

Không có thuật ngữ

Hình ảnh có ích

Chất lượng thông tin

Thông tin này có hữu ích không?

Zalo Logo