BÀN ĐẦM MÁY TRẢI NHỰA - PHẦN 1 - CẤU TẠO CỦA BÀN ĐẦM VOGELE
Bàn đầm có thể ví như "trái tim" của máy thảm nhựa Vogele. Khi tích hợp với hệ thống đầm nén giúp tạo nên các vệt trải có độ ổn định và độ chặt cao. Bàn đầm máy trải nhựa Vogele luôn được tin dùng trong thi công nhựa đường đòi hỏi độ chính xác cao. Cẩm nang về bàn đầm máy trải nhựa được chúng tôi chia thành 2 phần. Phần 1 sẽ đưa đến cho bạn cái nhìn tổng quan về cấu tạo của bàn đầm Vogele cùng các thiết kế ứng dụng tiên tiến. Mời các bạn theo dõi
TÓM TẮT NỘI DUNG
1 | Tổng quan về bàn đầm máy trải nhựa | 2 | Dãy sản phẩm bàn đầm của Vogele |
3 | Các trang bị đặc biệt | 4 | Các bộ phần đầm nén |
5 | Trắc diện thảm có mái dốc | 6 | Các bộ nới rộng gá bu lông |
7 | Be chắn hông cho bàn đầm | 8 | Gia nhiệt cho bàn đầm bằng điện |
9 | Hệ thống 3 điểm dẫn hướng cho bàn đầm | 10 | Bàn đầm cố định |
1. TỔNG QUAN VỀ BÀN ĐẦM MÁY TRẢI NHỰA
Có 2 phiên bản bàn đầm
- Bàn đầm nới rộng (AB).
- Bàn đầm cố định (SB).
Chức năng của bàn đầm, bộ phận công tác chính của máy trải, chính là đầm nén sơ bộ vật liệu đồng bộ dọc theo toàn bề rộng trải, từ đó góp phần tạo nên cấu trúc bề mặt đồng bộ và bằng phẳng. Các bộ phận đầm nén của bàn đầm cần tạo nên độ đầm chặt càng lớn càng tốt để có thể tối thiểu hóa ảnh hưởng của việc lu lèn sau đó (khi về dày lớp trải là không như nhau trên toàn vùng làm việc).
Độ đầm chặt sơ bộ của bàn đầm có thể thay đổi để thích ứng với từng loại cốt liệu khác nhau. Các thuật ngữ viết tắt và mô tả về chúng:
- T = Thanh băm (thanh băm hoạt động theo phương đứng do một trục lệch tâm dẫn động).
- V= Bàn là rung (Bàn rung được dẫn động bởi một trục dẫn động bất đối xứng được lắp nằm ngang theo bề rộng bàn đầm).
- P = Thanh đầm áp lực (các thanh đầm được nhấn xuống liên tục bởi áp thủy lực với tần số ~ 68 Hz và áp tối đa cỡ ~ 130 bar).
+ P1 = Model bàn đầm với 1 thanh đầm áp lực.
+ P2 = Model bàn đầm với 2 thanh đầm áp lực.
2. DÃY SẢN PHẨM BÀN ĐẦM CỦA VOGELE
Bàn đầm mở rộng Vogele
Bàn đầm mở rộng Vogele với khả năng thích ứng vượt trội, rất lý tưởng để trải ở các chiều rộng khác nhau và trên những con đường quanh co. Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực ứng dụng, chiều rộng xử lý từ 0,5 m đến 9,5 m. Tùy thuộc vào loại máy trải được sử dụng, chúng có thể được trang bị các hệ thống đầm khác nhau. Phạm vi trải dài từ phiên bản bàn đầm đơn giản nhất với bàn là rung (V), cho đến những loại bàn đầm có độ đầm nén cao mạnh mẽ nhất với thanh băm (T) và hai thanh đầm áp lực (P2).
Bàn đầm AB 200
(*) Bề rộng trải phụ thuộc vào loại máy trải nhựa.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA AB 200 | |
Dòng máy trải | S700, S800 |
Bề rộng trải | 0.5 m đến 3.2 m * |
Bề rộng cơ sở | 1.1 m |
Thu đẩy bằng thủy lực | lên tới 2 m |
Bộ nới rộng | 35 cm (V/TV), 60 cm (V/TV) (bu lông) |
Be chắn giảm bề rộng | 0.5 m đến 1.1 m, điều chỉnh vô cấp |
Trải mái dốc | -2% đến +4% (cơ học) |
Bộ phận đầm nén | V, TV |
Bàn đầm AB 220
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA AB 220 | |
Dòng máy trải | S700, S800 |
Bề rộng trải | 0.5 m đến 3.5 m * |
Bề rộng cơ sở | 1.2 m |
Thu đẩy bằng thủy lực | lên tới 2.2 m |
Bộ nới rộng | 25 cm (V/TV), 50 cm (V/TV), 65 cm (TV) (bu lông) |
Be chắn giảm bề rộng | 0.5 m đến 1.2 m, điều chỉnh vô cấp |
Trải mái dốc | -2% đến +4% (cơ học) |
Bộ phận đầm nén | V, TV |
Bàn đầm AB 340
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA AB 340 | |
Dòng máy trải | S1000, S1300 |
Bề rộng trải | 0.75 m to 4.2 m (V)* - 0.75 m to 5 m (TV)* |
Bề rộng cơ sở | 1.8 m |
Thu đẩy bằng thủy lực | lên tới 3.4 m |
Bộ nới rộng | 25 cm (V/TV), 40 cm (V), 55 cm (TV), 80 cm (TV) (bu lông) |
Be chắn giảm bề rộng | 52.5 cm (Cut-off shoes) |
Trải mái dốc | -2.5% đến +3%, điều chỉnh cơ học hoặc thủy lực (option) |
Bộ phận đầm nén | V, TV, có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Bàn đầm AB 480
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA AB 480 | |
Dòng máy trải | Dòng máy trải phổ thông (Universal) |
Bề rộng trải | 2.55 m đến 6.3 m |
Bề rộng cơ sở | 2.55 m |
Thu đẩy bằng thủy lực | lên tới 4.8 m |
Bộ nới rộng | 25 cm, 75 cm (bu lông) |
Trải mái dốc | -2% đến +4% *, điều chỉnh cơ học, có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Góc nghiêng | bộ mở rộng lên đến 2% |
Bộ phận đầm nén | TV |
Bàn đầm AB 500
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA AB 500 | |
Dòng máy trải | Dòng máy trải phổ thông (Universal) và cao tốc (Highway) |
Bề rộng trải | 2.55 m đến 8.5 m |
Bề rộng cơ sở | 2.55 m |
Thu đẩy bằng thủy lực | lên tới 5 m |
Bộ nới rộng | 25 cm, 75 cm, 125 cm (bu lông) |
Trải mái dốc | -2.5% đến +5% *, điều chỉnh thủy lực, có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Góc nghiêng | bộ mở rộng lên đến 2% |
Bộ phận đầm nén | TV, TP1, TP2, TP2 Plus |
Bàn đầm AB 600
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA AB 600 | |
Dòng máy trải | Dòng máy trải phổ thông (Universal) và cao tốc (Highway) |
Bề rộng trải | 3 m đến 9.5 m |
Bề rộng cơ sở | 3 m |
Thu đẩy bằng thủy lực | lên tới 6 m |
Bộ nới rộng | 25 cm, 75 cm, 125 cm (bu lông) |
Trải mái dốc | -2.5% đến +5% *, điều chỉnh thủy lực, có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Góc nghiêng | bộ mở rộng lên đến 2% |
Bộ phận đầm nén | TV, TP1, TP2, TP2 Plus |
Bàn đầm cố định Vogele
Bàn đầm cố định Vogele cực kỳ phù hợp cho việc trải vỉa vè với chiều rộng lớn đến 18 m, đúng với đường kẻ và cao độ. Và trong tất cả các dự án đòi hỏi độ nén cao của các vật liệu như hỗn hợp nền gốc nước, Roller Compacted Concrete (RCC) hay Paver Compacted Concrete (PCC). Nhờ phần mở rộng bu lông thủy lực 1,25 m, chiều rộng trải có thể thay đổi vô hạn trong phạm vi 2,5 m. Các tấm bàn là, thanh thăm và thanh đầm áp suất được nung nóng đồng nhất để có cấu trúc bề mặt đồng nhất. Hệ thống gia nhiệt bàn đầm làm nóng bàn đầm lên đến nhiệt độ hoạt động nhanh hơn nhiều, ngay cả khi động cơ đang chạy ở vòng tua tối thiểu, nhờ tính năng quản lý máy phát điện thông minh.
Bàn đầm SB 300
(*) Bề rộng trải phụ thuộc vào loại máy trải nhựa.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SB 300 | |
Bề rộng trải | 3 m đến 16 m * |
Bề rộng cơ sở | 3 m |
Bộ nới rộng |
25 cm, 50 cm, 100 cm, 150 cm (bu lông) 125 cm (bu lông thủy lực) |
Trải mái dốc | -2% đến +3% (cơ học) |
Bộ phận đầm nén | TV, TP1, TP2 |
Bàn đầm SB 300 HD
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SB 300 HD | |
Bề rộng trải | 3 m đến 16 m * |
Bề rộng cơ sở | 3 m |
Bộ nới rộng |
25 cm, 50 cm, 100 cm, 150 cm (bu lông) 125 cm (bu lông thủy lực) |
Trải mái dốc | -2% đến +3% (cơ học) |
Bộ phận đầm nén | TV, TP1, TP2 |
Bàn đầm SB 350
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SB 350 | |
Bề rộng trải | 3.5 m đến 18 m * |
Bề rộng cơ sở | 3.5 m |
Bộ nới rộng |
25 cm, 50 cm, 100 cm, 150 cm (bu lông) 125 cm (bu lông thủy lực) |
Trải mái dốc | -2% đến +3% (cơ học) |
Bộ phận đầm nén | TV, TP1, TP2 |
Các bộ nới rộng bằng thủy lực như là tùy chọn thêm, các bộ nới rộng bằng thủy lực gá bu lông (HE) được cung cấp thêm cho các bàn đầm SB. Với bộ nối thêm này, bề rộng trải có thể thay đổi vô cấp trong phạm vi từ 0 đến 0,75m cho mỗi bên của bàn đầm.
Lưu ý: nó không thể nối trực tiếp vào cùng bàn đầm cơ bản được! Muốn lắp thêm bộ nối này thì mỗi bên của bàn đầm cơ bản phải có tối thiểu “1,0m” hoặc “1,5m” bộ nới rộng lắp trước để có thể lắp thêm bộ nới rộng thu đẩy bằng thủy lực gá bằng bu lông (HE).
3. TRANG BỊ ĐẶC BIỆT CỦA VOGELE
VF 500
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VF 500 | |
Bề rộng trải | 2.45 m đến 5.95 m |
Bề rộng cơ sở | 2.45 m |
Thu đẩy thủy lực | lên đến 4.75 m |
Bộ nới rộng | 30 cm, 60 cm (bu lông) |
Trải mái dốc | -2% đến +5% (thủy lực), có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Bộ phận đầm nén | TV |
Thảm có rãnh | 30 cm, 45 cm, 60 cm |
Góc dốc | lên tới 10% |
VF 600
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VF 600 | |
Bề rộng trải | 3.05 m đến 7.75 m |
Bề rộng cơ sở | 3.05 m |
Thu đẩy thủy lực | lên đến 5.95 m |
Bộ nới rộng | 30 cm, 60 cm (bu lông) |
Trải mái dốc | -2% đến +5% (thủy lực), có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Bộ phận đầm nén | TV |
Thảm có rãnh | 30 cm, 45 cm, 60 cm |
Góc dốc | lên tới 10% |
VF 600
(*) Phụ thuộc vào kiểu máy trải nhựa
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VR 600 | |
Bề rộng trải | 3.05 m đến 8.6 m * |
Bề rộng cơ sở | 3.05 m |
Thu đẩy thủy lực | lên đến 6 m |
Bộ nới rộng | 65 cm (bu lông) |
Trải mái dốc | -2% đến +5% (thủy lực), có thể có cấu hình M, W hoặc parabol |
Bộ phận đầm nén | TV |
Góc dốc | lên tới 10% |
4. CÁC BỘ PHẬN ĐẦM NÉN
Bàn rung | Bàn rung + Thanh băm | Thanh băm + 1 thanh đầm áp lực | Thanh băm + 2 thanh đầm áp lực |
Bàn rung sẽ khiến cho phần bàn là của bàn đầm SB hoặc cả khung bàn đầm AB rung và từ đó giúp phân bổ các hạt cốt liệu / bitum trên bề mặt vệt trải tốt hơn. Việc rung có tác động lớn đến bề mặt vệt trải hơn là tác động đầm chặt vật liệu. | Thanh băm là bộ phận tạo nên lực nén chính xuống vật liệu. Được dẫn động bởi một trục rung lệch tâm. Thanh băm càng đầm nén vật liệu trải tốt bao nhiêu thì bàn đầm càng làm việc hiệu quả bấy nhiêu. | Các thanh đầm áp lực được dẫn động bởi một “máy tạo xung”. Cùng với thanh băm và bàn là rung, các thanh đầm cũng gây ra lực đầm nén. Trọng lượng bàn đầm cũng là một yếu tố gây nên tác động đầm chặt vật liệu. |
Thanh băm (T)
Thanh băm được dẫn động bởi một trục lệch tâm, được lắp cho bàn đầm để giúp đạt được độ đầm chặt nhằm cải thiện khả năng chịu tải cho vật liệu. Bàn đầm có thể “nổi” trên vật liệu. Bàn đầm càng “nổi” tốt trên vật liệu thì góc lệch bàn đầm dùng cho việc trải sẽ càng được giảm. Việc tăng tốc độ xoay của trục dẫn động thanh băm sẽ làm tăng khả năng đầm chặt vật liệu của thanh băm.
Cấu hình đặc biệt
Cấu hình thanh băm đặc biệt là có sẵn và có thể lắp cho bàn đầm, chẳng hạn khi cần phải thảm bê tông xi măng hay nền bê tông cho đường ray xe lửa. Ngoài ra, khi trải theo phương thức dây chuyền cũng yêu cầu thanh băm đặc biệt nhằm góp phần đạt được độ đầm chặt cao hơn.
Hành trình 2 mm dùng cho các lớp trải có bề dày < 30 mm. | Hành trình 4 mm dùng cho các lớp trải dày từ 30 mm đến 120 mm. | Hành trình 7 mm dùng cho bề dày lớp trải > 120 mm. |
Với bàn đầm phiên bản TP, hành trình thanh băm có thể thay đổi được. Với bàn đầm TV, việc thay đổi hành trình thanh băm là tùy chọn thêm.
Thanh băm phải được cài đặt giống nhau trên toàn bề rộng làm việc của bàn đầm. Các bước để thay đổi hành trình thanh băm:
1. Tháo bu lông siết [3].
2. Xoay trục dẫn động [1] đè lên miếng đĩa lệch tâm [5], cho đến khi giá trị hành trình mong muốn khắc ở chỉ báo [4] trên trục dẫn động [1] nằm lọt đúng tại khe [2] trên miếng đĩa lệch tâm.
3. Lắp lại bu lông siết [3]. |
Điều chỉnh tấm chắn cho thanh băm
Miếng thép dẻo sẽ làm khít cho khe hở giữa thanh băm và tấm chắn thanh băm. Nếu khoảng hở lớn, vật liệu trải có thể xâm nhập vào thanh băm và tấm chắn thanh băm. Nếu khoảng hở quá bé, thanh băm có thể bị kẹt. | Lưu ý: Việc chỉnh tấm chắn thanh băm là chuẩn xác khi mà miếng thép dẻo được lắp vừa khớp trên toàn bộ bề rộng bàn đầm. Vị trí tối ưu sẽ có khoảng hở cỡ 0,5mm. Phần mép sau của thanh băm phải thẳng mí với thanh thép chịu mài mòn trên toàn miền thanh băm. |
Bàn là rung (V)
Lưu ý: So với thanh băm, các nguyên tắc sau cần được áp dụng: Khi thảm các lớp mỏng với cỡ hạt nhỏ, nên sử dụng tần số rung (tốc độ rung) thấp hoặc có thể ngắt luôn hoạt động của bàn là rung.
Các mẹo khi trải: Ngắt rung khi thảm vật liệu xốp. |
Bàn rung sẽ khiến cho tấm bàn là của bàn đầm SB hoặc phần khung bàn đầm AB rung và giúp cho các hạt cốt liệu trên bề mặt vệt trải phân bố lại.
Cũng giống như thanh băm, tần số rung cũng có thể thay đổi được bằng cách thay đổi tốc độ trục dẫn động rung từ bảng điều khiển. |
Thanh bàn đầm áp lực (P)
Với những bàn đầm cao tần, loại TP1 hay TP2, sẽ có 1 hoặc 2 thanh đầm được lắp với bàn đầm. Lực đầm nén của bàn đầm TP1 cao hơn so với bàn đầm TV nhưng lại kém hơn so với bàn đầm TP2. Áp dạng xung cấp cho thanh đầm có thể điều chỉnh vô cấp trong phạm vi từ 40 đến 130 bar. Tần số xung được cài cố định cho thiết bị là xấp xỉ 68 Hz và chỉ nên thay đổi giá trị này trong một số trường hợp nhất định.
5. TRẮC DIỆN THẢM CÓ MÁI DỐC (THẢM MUI LUYỆN)
Ví dụ: AB 500-3 / 600-3
Bu lông chỉnh góc mái dốc được dẫn động bởi mô tơ thủy lực. Việc điều chỉnh được thực hiện bởi các phím tương ứng trên bảng điều khiển dưới bàn đầm hoặc trên taplo chính. Cùng lúc đó, giá trị góc dốc thực tế cũng sẽ được hiển thị trên màn hình ở dạng %. Việc chỉnh bằng cơ khí có thể thay đổi giá trị góc mui luyện.
Từ -2% đến +5%.
6. CÁC BỘ NỚI RỘNG GÁ BU LÔNG
Kích thước các bộ nới rộng có sẵn: 0,25 m, 0,75 m và 1,25 m
Về mặt thiết kế, các bộ nới rộng phải giống phần bàn đầm cơ sở và bàn đầm nới rộng về thanh băm, bàn rung, thanh đầm áp lực và các thanh xông. |
Các bộ nới rộng có sẵn được liệt kê theo tài liệu đi kèm với máy. Ngoài ra, còn có một số phụ kiện cần thiết đi theo, đó là các tấm chắn nhựa trước bàn đầm, các thanh giằng, các tấm giới hạn guồng trục xoắn.
Với máy “-3”, phần tải trọng phụ thêm cho bàn đầm là có sẵn |
- Khớp nối nhanh [1] phải được đặt vào đúng vị trí ngang.
- Nới lỏng các bu lông lệch tâm [2].
- Kiểm tra chức năng 2 bu lông lệch tâm [2].
- Vặn 2 bu lông lệch tâm hướng lên.
- Đặt bàn đầm tựa trên các khối gỗ.
- Lắp bộ bàn đầm nới rộng vào bằng cách dùng khớp nối [1].
- Gập khớp nối [1] sao cho nó vào vị trí khóa (thẳng đứng).
- Siết chặt các bu lông ở hàng trên lại.
- Lắp mặt bịch hông vào.
- Cân chỉnh các bộ nới rộng và tấm là của các bộ nối trên bàn đầm sao cho chúng thật phẳng bằng cách chỉnh các bu lông [2].
- Chỉnh lại các đai ốc để cố định bu lông lệch tâm.
- Siết chặt các đinh ốc còn lại ở phía dưới.
Dùng bu lông lệch tâm [1] để chỉnh cho các bộ nới rộng gá bu lông sao cho mép trước của tấm bàn là càng ngày càng cao về hướng 2 biên (bộ nới rộng sau cao hơn bộ nới rộng trước đó 0,5 mm). Mép sau của chúng phải chỉnh sao cho chúng phẳng mép dọc toàn bề rộng bàn đầm. |
|
Chuẩn bị khớp nối bằng cho 2 trục thanh băm:
- Nhấn chốt cạnh khớp nối bằng nhựa xuống và kéo trượt khớp nối [1] về phía sau.
- Dấu mũi tên trên khớp nối sẽ phải canh sao cho nó khớp với khe [2] trên bánh nhông [3].
Kết nối 2 trục thanh băm của 2 phần bàn đầm
- Khi cần chỉnh bộ bàn đầm nới rộng, khớp nối [1] sẽ phải đẩy về phía bánh nhông [3] sao cho thật ăn khớp với nhau.
- Khớp nối sẽ chỉ có thể di chuyển trên quỹ đại nằm dọc theo trục dẫn động thanh băm. |
Để các thanh đầm áp lực trên bộ nới rộng có thể hạ thấp song song với nhau, chúng phải liên kết với phần bàn đầm nới rộng.
Kết nối các thanh đầm [1] của bộ nới rộng với các bu lông lục giác [2] và bệ kết nối [3] của thanh đầm ở phần bàn đầm nới rộng (bàn đầm cơ bản).
Các thanh đầm áp lực phải được lắp sao cho thẳng mí và phẳng mép cả mặt đáy và mặt sau trên toàn vùng dọc bề rộng bàn đầm. |
Khi lắp các bộ nới rộng, đường áp suất của các thanh đầm áp lực phải được kết nối với nhau. Ngoài ra, đường dầu rò phải được chuyển từ đường ống phía dưới sang đường ống phía trên. Đường dầu rò phải được kết nối tại vị trí dưới ở bộ van phía mép ngoài bộ nới rộng hoặc lúc tháo bộ nới rộng. Điều này đảm bảo rằng các thanh đầm có thể tự thông nhau qua hệ thống.
Lưu ý: Nếu mất đi van orifice, áp lực trên thanh đầm chỉ còn đạt tối đa được khoảng xấp xỉ 60 bar.
BE = Bộ nới rộng gá bu lông |
7. BE CHẮN HÔNG CHO BÀN ĐẦM
Be chắn loại chỉnh bằng cơ khí | Be chắn hông loại chỉnh bằng áp thủy lực |
Bàn đầm AB 500 / AB 600 tiêu chuẩn sẽ được trang bị với be chắn hông loại chỉnh bằng cơ khí. Vị trí / cao độ 2 be chắn loại này sẽ chỉnh được qua các bu lông. Tùy chọn be chắn hông thủy lực có thể lắp được cho các bàn đầm loại này. Trong trường hợp đó, cao độ của các be chắn hông có thể cài đặt độc lập với nhau thông qua các công tắt. Việc kết nối diễn ra bằng cách sử dụng các khớp nối nhanh và các bộ gắn kết bằng điện. | |
8. GIA NHIỆT CHO BÀN ĐẦM BẰNG ĐIỆN
Khi bàn đầm máy trải nhựa không được sấy nóng hiệu quả, nhựa sẽ bám dính vào các bản bàn là, thanh băm hoặc thanh đầm áp lực. Trong trường hợp đó, các sọc và đường vạch trên bề mặt nhựa sẽ xuất hiện và thậm chí các cốt liệu cỡ mịn sẽ bị tách rời ra. Dấu hiệu thay đổi trên bề mặt vệt trải sẽ dễ dàng nhìn thấy được. Chỉ khi bàn đầm được xông đến nhiệt độ thích hợp, bàn đầm mới có thể ”nổi” tốt được, nếu không, nó còn có thể ảnh hưởng đến bề dày lớp cần trải.
9. HỆ THỐNG 3 ĐIỂM DẪN HƯỚNG CHO BÀN ĐẦM
So với bàn đầm chính, các bộ nới rộng thường được lắp về phía sau. Để đạt được giá trị góc lệch bàn đầm tốt, phần bàn đầm cơ sở và phần nới rộng phải làm việc với chiều cao khác nhau và có thể để lại đường vạch dọc theo chiều dài lớp trải. Như một biên pháp phòng ngừa, chiều cao của các bộ nới rộng có thể chỉnh được.
Để đảm bảo việc thu vào và đẩy ra trơn tru, phần bàn đầm nới rộng và các bộ nới rộng được hỗ trợ bởi 3 vị trí dẫn hướng. | Để ngăn bàn đầm khỏi bị xoắn, các con trượt điều hướng được sử dụng để hạn chế các chuyển động không mong muốn cho bàn đầm. | Vị trí lúc trải: so với bàn đầm chính, các bộ nới rộng phải được lắp cao hơn về phía 2 bên. Sự khác biệt về chiều cao là bao nhiêu sẽ tùy vào góc lệch bàn đầm. |
10. BÀN ĐẦM CỐ ĐỊNH
Kết cấu của bàn đầm cố định
Các bộ phận đầm nén của bàn đầm cố định
TV: Thanh băm và Bàn là rung | TP1: Thanh băm và 1 Thanh đầm | TP2: Thanh băm và 2 Thanh đầm | TVP2: Thanh băm, Bàn là rung và 2 Thanh đầm áp lực |
Khuyến cáo | |||
Các loại hỗn hợp vật liệu thông thường | |||
Vật liệu ít chịu nén hay các lớp trải mỏng | Độ đầm nén cao hơn TV | Vật liệu khó đầm nén hoặc bề dày lớp trải lớn | Cho vật liệu RCC hoặc PCC |
Ít phức tạp khi cần tái tạo lại | Không tái tạo được cho PCC | ||
Ứng dụng cho các công trường trên diện rộng và cần bề dày trải không được thay đổi nhiều |
Các bộ phận nới rộng gá bu lông cho bàn đầm cố định
Khi lắp thêm các bộ nới rộng cho bàn đầm cố định, các thanh giằng dọc cần được lắp thêm vào. | Hệ quả của việc mang tải thêm của bàn đầm, ở khu vực biên, bàn đầm sẽ bị võng xuống. Độ võng là bao nhiêu tùy vào bề rộng trải là bao nhiêu. Có thể hạn chế bằng các thanh giằng dọc. |
Mép sau của bàn đầm phải phẳng trên toàn bề rộng. Mép trước của bộ nới rộng sẽ chênh nhau +0,5mm về phía biên. | Để tránh việc bàn đầm bị cong do lực cản của vật liệu, các thanh giằng ngang được sử dụng, việc này sẽ không sinh ra bất cứ ứng suất nào cho phần mép sau của bàn đầm. |
Tin liên quan
Từ khóa: cấu tạo máy trải nhựa, cấu tạo xe rùa, cấu tạo xe thảm nhựa, xe rải nhựa đường, máy trải nhựa vogele