TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ĐÀO HITACHI ZX-5G THẾ HỆ MỚI

máy đào hitachi thế hệ mới

CÁC NỘI DUNG CHÍNH 

 

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ MÁY ĐÀO 

 

1. Tổng quan về máy đào

 

2. Thành phần cấu tạo của máy đào Hitachi

 

3. Hệ thống thủy lực cơ bản trên máy đào Hitachi

4. Cấu hình

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ THỦY LỰC

 

1. Thủy lực là gì ?

 

2. Những đặc tính cơ bản của thủy lực

 

3. Quá trình phát triển của máy đào Hitachi

 

4. 3 yếu tố làm việc trong hệ thống thủy lực

 

5. Thành phần của hệ thống thủy lực

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ ĐỘNG CƠ

 

1. Loại động cơ

 

2. Hệ thống động cơ

 

3. Hệ thống phun nhiên liệu

 

4. Chất lượng nhiên liệu

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

 

1. Hệ thống điện điều khiển

 

2. Hệ thống động cơ

 

3. Luồng thông tin (luồng tín hiệu)

 

4. Những đặc tính cơ bản

 

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ MÁY ĐÀO HITACHI

 

máy đào hitachi thế hệ mới

1. Gầu

 

Một gầu đào có kích thước phù hợp với cỡ của máy đào sẽ cho năng suất tối đa. Những tấm thép gia cố có thể sẽ được hàn đắp thêm để gia tăng tuổi thọ, tránh việc mài mòn thân gầu. Và giúp việc đào, xúc khỏe hơn, dễ dàng hơn.

2. Xy lanh gầu / 4. Xy lanh tay cần / 5. Xy lanh cần


Xy lanh thủy lực là xy lanh loại piston truyền động tác động kép giúp các thao tác của hệ thống cần dễ dàng, thuận tiện.

3. Tay cần / 6. Cần

 

Tay cần và cần có kích thước và cấu trúc khác nhau đáp ứng cho các ứng dụng công việc khác nhau. Ví dụ: tay cần dài, SRF cho không gian làm việc hẹp.

7. Thùng nhiên liệu / 8. Thùng dầu thủy lực

 

Các thùng chứa là nơi trữ nhiên liệu cho quá trình làm việc và là nơi cung cấp dầu thủy lực cho toàn bộ hệ thống bơm và đường ống dầu.

9. Động cơ / Bơm / CV

 

Là một trong những thành phần chính của máy đào

10. Đối trọng

 

Đối trọng giúp giữ sự ổn định, cân bằng của máy đào khi làm việc như đào hay nâng hạ.

11. Thiết bị di chuyển / 12. Dải xích / 13. Bánh dẫn hướng

 

Những thành phần đa dạng của hệ thống chân chạy sẽ được đề cập chi tiết hơn ở phần sau.

14. Cabin

 

Cabin chính là phòng điều khiển của người vận hành, nó được thiết kế với các cấu trúc bảo vệ an toàn cho người vận hành.

máy đào
Điểm nối trung tâm có 1 lõi xoay bên trong. Đường ống được đấu nối chặt vào điểm nối trung tâm để không thể bị xoắn 1. Vòng răng ngoài / 2. Seal / 3. Vòng răng trong / 4. Seal / 5. Đệm đỡ / 6. Bi xoay
 

Hình mẫu cấu hình chức năng tay trang máy đào Hitachi

 

1. Xoay phải

 

2. Xoay trái

 

3. Thu tay cần vào

 

4. Duỗi tay cần ra

 

5. Hạ thấp cần xuống

 

6. Nâng cao cần lên

 

7. Thu gầu vào

 

8. Duỗi gầu ra

Cấu hình tay trang của chuẩn ISO

 

1. Duỗi tay cần ra

 

2. Thu tay cần vào

 

3. Xoay phải

 

4. Xoay trái

 

5. Hạ thấp cần xuống

 

6. Nâng cao cần lên

 

7. Thu gầu vào

 

8. Duỗi gầu ra

Các tiêu chuẩn ISO hiện hành:

 

Tip-over protective structures (TOPS) cho máy đào <= 6000 kg (ISO 12117)

 

Roll-over protective structures (ROPS) cho máy đào >= 6000 kg (ISO/DIS 12117-2)

 

Roll-over protective structures (ROPS) máy phục vụ xây dựng (ISO 3471)

 

Roll-over protective structures (ROPS) máy phục vụ lâm nghiệp (ISO 8082)

 

Falling-object protective structures (FOPS) máy lâm nghiệp (ISO 8083)

 

Falling-object protective structures (FOPS) máy phục vụ xây dựng (ISO 3449)

 

Operator protective structures (OPS) ngăn không cho dị vật có thể xâm nhập cabin (ISO 8084)

 

Earth-moving machinery – hydraulic excavators – laboratory tests and performance requirements for operator protective guards (OPG) (ISO 10262).

Cấu trúc bảo vệ ngăn chặn vật thể rơi và vật thể bay

 

- OPG (ISO 10262): Bảo vệ thợ vận hành 

 

Tiêu chuẩn này đặc trưng cho máy đào thủy lực với điều kiện bảo vệ từ phía trên và bảo vệ từ phía trước. Cấu trúc bảo vệ từ phía trên được thiết kế để chống lại các vật có thể rơi trúng đầu người vận hành như đá rơi. Năng lượng phá hủy được hấp thu ở cấp độ 1 và cấp độ 2. Nghĩa là cấu trúc bảo vệ này hoàn toàn sẽ ngăn vật thể rơi và không cho chúng xâm nhập vào bên trong cabin.

 

Bảo vệ trước là cấu trúc được thiết kế để chống lại các vật thể bay có thể gây hại cho thợ vận hành từ phía cửa kính trước. Mức hấp thu năng lượng ở mức 1 và 2. Nghĩa là cấu trúc bảo vệ này hoàn toàn có thể ngăn vật thể bay và không cho chúng xâm nhập vào bên trong cabin

Cấu trúc bảo vệ chống lật và lăn tròn

 

- ROPS (ISO 12117-2): Cấu trúc bảo vệ chống lăn tròn

 

Đây là tiêu chuẩn áp dụng cho máy đào thủy lực có trọng lượng vận hành từ 6 đến 50 tấn, và cấu trúc này bảo đảm cabin không bị biến dạng, bảo vệ người vận hành bên trong trong tình huống máy bị lăn tròn

 

- TOPS (ISO 12117): Cấu trúc bảo vệ chống lật

 

Đây là tiêu chuẩn áp dụng cho máy đào mini với trọng lượng vận hành từ 1 đến 6 tấn, và cấu trúc này bảo đảm mái che hoặc cabin không bị biến dạng, bảo vệ thợ vận hành bên trong trong trường hợp máy bị lật

 

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ THỦY LỰC

 

Thủy lực là gì?

 

Năng lượng thủy lực ở dạng lỏng được truyền bởi sự lưu thông có kiểm soát áp suất đến một thiết bị có thể chuyển đổi nó thành khả năng làm việc. Theo định nghĩa khác thì có thể hiểu thủy lực là khoa học nghiên cứ sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Trong môi trường thủy lực, năng lượng được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng. 

Đặc điểm của thủy lực

 

Tại sao không dùng nước để truyền tải lực?

 

- Nhiệt độ sôi thấp

 

- Nhiệt độ đông cứng cao

 

- Dễ bốc hơi

 

- Không có tính chịu nén và bị biến dạng dưới áp suấp cao

 

- Là nguyên nhân rỉ sét

 

- Có ít thậm chí không có tính chất bôi trơn

 

Dầu thủy lực được thiết kế để có:

 

- Độ nhớt phù hợp

 

- Không đóng băng ở nhiệt độ thấp

 

- Tính oxy hóa thấp

 

- Có tính chất bôi trơn

 

- Chống nhũ hóa

 

- Phù hợp với sin, phớt bằng cao su hoặc nhựa

 

Ưu điểm của thủy lực

 

- Thiết bị thủy lực gọn nhẹ nhưng cho ra công suất lớn

 

- Kiểm soát tốc độ tốt hơn

 

- Độ rung thấp và hoạt động mượt mà

 

- Năng lượng có thể kiểm soát

 

- Cho phép cài đặt chức năng của các thiết bị an toàn được cài đặt (ví dụ như báo quá tải)

 

- Nguồn cấp năng lượng sức mạnh có thể đặt xa thiết bị vận hành

 

Một số điểm hạn chế của hệ thống thủy lực

 

- Truyền lực qua đường ống và việc rò rỉ có thể xảy ra

 

- Giá thiết bị đắt tiền

 

- Nhiệt độ của dầu có thể ảnh hưởng tới tốc độ vận hành

 

- Hao hụt năng lượng từ động cơ tới bơm

 

Cách thức truyền lực đến bộ phận thực thi

 

Có rất nhiều cách để truyền tải năng lượng, đó là:

 

- Hydraulic (thủy lực)

 

- Pneumatics (khí nén)

 

- Mechanics (cơ khí)

 

- Electric (điện)

Lịch sử phát triển của máy xúc đào

máy đào
Trong buổi sơ khai của thiết bị xây dựng, máy xúc dạng cơ khí lần đầu tiên xuất hiện trọng cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu truyền lực đến gầu xúc chủ yếu bằng ròng rọc và cáp
Trong giai đoạn thế chiến thứ 2, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy xúc đào thủy lực lần đầu tiên được giới thiệu trong những năm thập niên 1940. Đã thể hiện hiệu quả và sự đáng tin vượt trội, nó nhanh chóng thay thế các máy xúc dạng cơ khí trước đó
Hitachi U05, máy xúc đào hoạt động bằng cáp năm 1949 UH03 là máy đào thủy lực đầu tiên của Hitachi, được phát triển và ra mắt năm 1965 với công nghệ Nhật Bản

Ngày nay, máy đào thủy lực vẫn tiếp tục được phát triển. Những cỗ máy mới nhất ngày nay được trang bị các hệ thống tối tân như là các cảm biến và hệ thống điện điều khiển, giúp cải thiện khả năng hoạt động và năng suất của máy đào thủy lực.

 

Phụ tùng điện và hệ thống điện tiên tiến cho phép ra đời hệ thống động cơ lai điện. Và thậm chí máy đào dùng điện để vận hành toàn bộ hoạt động thay vì phải dùng động cơ diesel truyền thống. 

3 nguyên lý cơ bản của thủy lực

máy đào
Đơn vị tính áp lực Kg/cm2 , P.S.I, Pa,

Áp lực - Khối lượng công việc

 

Một ví dụ minh họa về việc khối lượng công việc khác nhau cần lực khác nhau

Units of Flow: l/min, GPM

 

Dòng – Tốc độ của công việc

 

Bánh xe nước dùng dòng nước tự nhiên để chạy bánh xe. Nó hoán đổi năng lượng để làm công việc được đặt sẵn như giá dập 1 vật gì đó.

 

Dòng chảy càng mạnh công việc càng được làm nhanh hơn. Nó tương tự với cơ chế hoạt động của dầu thủy lực. Vì thế, dòng chảy của dầu quyết định tốc độ công việc

Hướng - Chỉ rõ công việc

 

Hướng của dòng dầu thủy lực giống như một đoàn tàu có thể thay đổi, sự vận động của mỗi cơ cấu chấp hành sẽ được quyết định bởi van điều khiển lưu lượng dầu. Khi hướng của van điều khiển thay đổi áp lực của dòng dầu thủy lực sẽ chảy đến vùng áp suất thấp.

Thành phần của hệ thống thủy lực

Thành phần hệ thống thủy lực có thể phân loại thành 3 loại như sau:

 

- Bơm thủy lực

 

- Van điều chỉnh: áp lực, lưu lượng và hướng

 

- Cơ cấu chấp hành

máy đào

Bơm điều tiết:

 

- Điều chỉnh lưu lượng của bơm thủy lực

 

- Được điều khiển bởi bộ điều khiển chính

 

- Điều tiết lưu lượng ra của bơm

Đặc điểm của bơm lưu lượng cố định và bơm lưu lượng biến thiên

 

Bơm lưu lượng cố định sinh ra một lưu lượng tối đa mà không cần biết công việc đang là bao nhiêu tải.

 

Bơm lưu lượng biến thiên duy trì lưu lượng ổn định dựa trên áp suất và lưu lượng cần thiết.

Van điều hướng kiểm soát sự bắt đầu và kết thúc làm việc của cơ cấu chấp hành, lựa chọn hướng chảy của dòng dầu thủy lực.

 

- Quyết định thu vào hay đẩy ra của xy lanh

 

- Mô tơ quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ

 

Van điều khiển:

 

- Hướng dòng dầu thủy lực đến từng cơ cấu chấp hành

 

- Điều khiển bởi bơm dẫn hướng

 

- Đóng mở các cửa nhớt

Loại van:

 

- An toàn: chống quá tải 

 

- Tuần tự: điều khiển trình tự hoạt động của cơ cấu chấp hành

 

- Xả áp: dùng để ổn định áp suất trong mạch thủy lực

 

- Cân bằng: dùng để ổn định áp suất trong mạch thủy lực

 

- Giảm áp: làm cho áp lực đầu ra thấp hơn áp suất đầu vào.

Cơ cấu chấp hành có thể phân thành 3 phân nhóm chính. Trong máy đào thủy lực, cơ cấu chấp hành tiêu biểu là mô tơ thủy lực và xy lanh thủy lực.

Xy lanh thủy lực trong máy xúc đào có các đặc điểm sau:

 

- Dòng dầu thủy lực biến thể thành chuyển động tịnh tiến

 

- Xy lanh hoạt động kép

 

- 2 cửa cho dòng dầu vào và ra

Mô tơ thủy lực:

 

- Dùng chuyển động quay để quyết định hướng dòng dầu ra

 

- Điều khiển bởi lưu lượng dầu thủy lực từ bơm thông qua van điều khiển

Bình tích áp

 

Ruột bình tích áp được làm bằng cao su để tích trữ áp lực

 

- Công dụng của bình tích áp: hấp thu sự chấn động của các va đập, rung động và hoạt động như 1 tâm điểm (van an toàn).

 

- Tích trữ áp lực khi chưa cần dùng tới

 

- Duy trì áp lực cao trên dòng thủy lực mà không cần bơm thủy lực

 

- Nguồn cung cấp áp lực trong tình huống khẩn cấp

Thùng dầu thủy lực

 

Công dụng của thùng dầu thủy lực:

 

- Dự trữ dầu thủy lực

 

- Lọc tạp chất để chống vật thể lạ xâm nhập hệ thống thủy lực

 

- Duy trì độ áp lực không khí trong thùng dầu

 

Những chi tiết cần có trong thùng dầu:

 

- Đồng hồ báo mức dầu

 

- Buffer plate to prevent returning hot oil from immediate deliver

 

- Cổng tiếp và xả dầu thủy lực

 

- Hệ thống lọc dầu thủy lực

Bộ lọc

 

Mục tiêu và công dụng của lọc

 

- Làm sạch dầu thủy lực và chống lại sự phá hủy các kết cấu do dầu bị bẩn

 

- Cần được làm sạch hoặc thay thế thường xuyên để ngăn ngừa tắc lọc

 

- Lọc có thể phân loại theo môi trường khác nhau của chúng

Bộ sin phốt

 

- Sin phốt làm kín chống việc rò rỉ dầu

 

- Sin phốt cho các phụ tùng hao mòn nhanh thì đi theo bộ, nó có đặc tính chống lại sự mài mòn rất cao

 

- Sin phốt cho các phụ tùng cố định gọi là gaskets. Nó sẽ có độ chặt và kích thước đúng, không phụ thuộc vào tác động của dầu

 

 

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ ĐỘNG CƠ CỦA MÁY XÚC ĐÀO

 

Cơ chế động cơ
máy đào
Một ít nhiên liệu được dùng để bắt lửa bên trong buồng đốt trước để tạo áp lực phun lượng nhiên liệu còn lại vào buồng đốt chính để đốt cháy Không khí nạp dạng gió xoáy và nhiên liệu được phun ở giữa buồng đốt trước. Hỗn hợp được đẩy tới buồng đốt chính để đốt cháy hoàn toàn. Phương pháp này thường thấy trên động cơ lắp cho máy đào mini
 
Nhiên liệu được phun trực tiếp vào trong buồng đốt chính và đánh lửa đốt cháy tại đây. Sự phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt chính giúp sản sinh ra hiệu quả đốt cháy tốt nhất, vì thế cho phép động cơ khởi động dễ dàng, ngay cả khi nhiệt độ xung quanh xuống mức thấp. Loại động cơ này được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các loại máy đào thủy lực  
Với động cơ 4 kỳ, piston đi lên và đi xuống 2 lần và dẫn động trục khuỷu cũng xoay 2 vòng để hoàn thành 4 chu kỳ (kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ và kỳ xả) Với động cơ 2 kỳ, 4 chu kỳ (nạp, nén, nổ, xả) được kết hợp và chỉ cần hoàn thành với 1 lần xoay của trục khuỷu.

Động cơ có thể phân loại theo 5 hệ thống thành phần:

 

- Hệ thống khí nạp: cung cấp không khí cần thiết cho việc đốt trong buồng đốt trong

 

- Hệ thống nhớt bôi trơn: bôi trơn các chi tiết chuyển động bên trong động cơ

 

- Hệ thống nhiên liệu: cung cấp nhiên liệu để động cơ hoạt động

 

- Hệ thống nước làm mát: làm mát và ngăn ngừa động cơ bị quá nhiệt

 

- Hệ thống điện: cung cấp năng lượng ban đầu để khởi động động cơ và cũng để tắt động cơ

Tăng áp động cơ và làm mát khí nạp

 

Tăng áp động cơ nghĩa là năng lượng của dòng khí thải giải phóng từ việc đốt nổ hỗn hợp khí và nhiên liệu sẽ được tận dụng để quay 1 tuabin của bộ tăng áp.

 

Điều này giúp gia tăng mật độ của dòng không khí nạp vào buồng đốt của động cơ, giúp sự chảy diễn ra triệt để hơn

Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp
Hệ thống phun nhiên liệu "Common rail "
 
Source: CAI -Asia 2010. Current and Proposed Sulfur levels in Diesel in Asia, EU and USA
Phân loại động cơ theo tiêu chuẩn Tier dựa trên lượng không khí NOx thải ra khi hoạt động. Loại động cơ sẽ được lựa chọn cho phù hợp với quy định bảo vệ môi trường ở các khu vực khác nhau.

 

GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY XÚC ĐÀO

 

How did Engine controls the pump?

Hệ thống điện điều khiển
Luồng thông tin, tín hiệu
Tín hiệu giữa bộ điều khiển động cơ và trung tâm điều khiển chính giúp điều khiển tốc độ của động cơ tốt hơn và mang lại năng suất tối đa cho máy xúc đào
Đặc điểm động cơ

Các đặc tính liên quan tới nhau như thế nào ?

 

Nếu tốc độ là một mối quan tâm của khách hàng, bằng cách duy trì sức mạnh của động cơ, mô men xoắn có thể hạ thấp, như vậy tốc độ có thể cải thiện

 

Nếu việc đào khỏe là mối bận tâm, tốc độ có thể giảm xuống để tăng cường mô men xoắn, như vậy sẽ gia tăng sức đào.

 

Concept động cơ

 

Sức ngựa = mô men xoắn x rpm/5252

 

Bởi vì nó là 1 hằng số, nên sức mạnh có mối liên hệ với mô men xoắn và tốc độ động cơ là:

 

Sức mạnh = Mô men xoắn x tốc độ động cơ

Đường cong mô tả năng suất động cơ trong mối liên quan tới mô men xoắn tại một mức tốc độ động cơ có sẵn. Đường cong sức mạnh (sức mạnh của động cơ) được xếp chồng lên để biểu hiện mối liên hệ của Công suất = Mô men xoắn x Tốc độ động cơ

 

TỔNG KẾT

Chúng ta đã nắm được 4 Hệ thống chính làm nên máy đào thủy lực Hitachi

 

1. Hệ cơ khí - Các phụ tùng máy đào Hitachi.

 

2. Hệ thủy lực - Chất lỏng dùng trong vận hành hệ thống.

 

3. Hệ động cơ - Nguồn cung cấp sức mạnh cho máy đào hoạt động.

 

4. Hệ thống điều khiển bằng điện - Đóng vai trò là bộ não của máy xúc đào.



Tin liên quan

Từ khóa: máy đào, máy xúc đào, máy đào bánh lốp, máy đào bánh xích, máy đào Hitachi, máy đào cũ, máy đào mới, máy đào cũ, máy đào hitachi cũ, máy đào đã qua sử dụng, máy đào hiatchi đã qua sử dụng



Đánh giá


Lê Minh Thành - 02/03/2024

Hình ảnh có ích

Chất lượng thông tin

Không
- 08/01/2024

Giải quyết được vấn đề

Dễ theo dõi

Không có thuật ngữ

Hình ảnh có ích

Chất lượng thông tin

- 30/12/2023

Giải quyết được vấn đề

Dễ theo dõi

Hình ảnh có ích

Chất lượng thông tin

- 07/05/2023

Giải quyết được vấn đề

Dễ theo dõi

Hình ảnh có ích

- 01/11/2021

Giải quyết được vấn đề

Thông tin này có hữu ích không?